Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 85)

ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH

2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tạ

2.3.2.1. Những tồn tại

+ Mặc dù từ năm 2000 đến nay việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đã dần ổn định, đi vào đời sống của những hộ kinh doanh, nhưng chính sách thuế đối với khu vực này không có nhiều thay đổi, vẫn mang tính chất cào bằng, rườm rà, phức tạp (Thuế được thu theo tỷ lệ trên doanh thu do chủ quan cơ quan thuế áp đặt chung cho các hộ kinh doanh và thuế suất chung theo từng loại hàng hoá). Cách tính thuế rất cứng nhắc, dẫn đến việc thất thu từ khu vực này là tương đối lớn, dễ phát sinh tiêu cực khi kê khai doanh thu, tính thuế đối với các hộ. Việc quy định tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu chưa phù hợp với thực tế, chưa điều chỉnh hết các ngành nghề kinh doanh, giữa các ngành nghề còn có những khoảng cách khá xa gây khó khăn cho cán bộ tính thuế trực tiếp. Cùng với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu tại Quyết định số 437/QĐ-CT ngày 13/7/2001 của Cục thuế tỉnh Ninh Bình là 11 %, đến Quyết định số 34/QĐ-CT ngày 13/01/2004 là 14 %, nghưng đến Quyết định số 23/QĐ-CT ngày 08/01/2009 là 7 %.

biệt đối với nhưng hộ không sử dụng hoá đơn bán hàng đôi lúc chỉ mang tính tượng trưng, không sát thực tế và cũng là một kẽ hở dễ phát sinh các trường hợp tiêu cực, làm hỏng cán bộ, gây thất thu ngân sách nhà nước. Mặc dù trong Luật thuế giá trị gia tăng có những quy định thu thuế đối với các trường hợp:

- Không thực hiện sổ sách kế toán. - Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán.

- Chỉ thực hiện được chế độ hoá đơn đầu ra.

Nhưng trên thực tế đối với hộ kinh doanh cá thể phần nhiều không thực hiện sổ sách kế toán, nộp thuế theo phương pháp ấn định là một trong những nguyên nhân gây thất thu ngân sách.

+ Việc Uỷ nhiệm thu thuế cho UBND các phường, xã chỉ mang tính hợp đồng công việc, không có quy định chặt chẽ để chuyển trách nhiệm của cơ quan thuế sang Uỷ nhiệm thu, dẫn đến việc lạm thu hoặc tiêu cực do các cán bộ được uỷ nhiệm thu không có ràng buộc như cán bộ thuế. Chi phí cho Uỷ nhiệm thu lớn nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các cán bộ uỷ nhiệm thu nên hiệu quả không cao. Trình độ của cán bộ được uỷ nhiệm thu trong quản lý thuế rất thấp.

+ Việc tổ chức quản lý thuế mất rất nhiều nhân lực, cho dù từ năm 2000 đến nay đã có nhiều quy trình quản lý được ban hành, tuy nhiên mới chỉ mang tính chủ quan của cơ quan quản lý mà chưa đi vào thực chất hoạt động của các hộ kinh doanh (Quy trình 1345, 1201, 1890…). Nhìn chung không có thay đổi nhiều từ khi thành lập hệ thống thuế dù đã gắn được thêm được trách nhiệm của các tổ chức liên quan (UBND các cấp, thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn…). Mặt khác, ngành thuế dù đã cố gắng rất nhiều trong việc triển khai thực hiện đề án chống thất thu thuế nhưng việc quản lý thuế đối với Xây dựng cơ bản tư nhân, vận tải ...vẫn chưa có chuyển biến

đáng kể, các hộ kinh doanh vẫn cố tình trốn tránh việc kê khai nộp thuế hoặc chây ỳ, dẫn đến việc mất rất nhiều công sức và sự phối hợp của các ban ngành nhưng thất thu thuế ở khu vực này vẫn là phổ biến. Cơ quan thuế chưa xử lý kiên quyết đối với các hộ kinh doanh.

+ Trong việc xử phạt các hành vi trốn thuế, chây ỳ thuế của các hộ kinh doanh cá thể việc xử phạt với các hộ KD đối với hành vi này chưa được cụ thể hoá bằng Luật, Nghị định mà chỉ mới được hướng dẫn bằn các công văn của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế; hiệu lực pháp lý chưa cao, việc xử lý rườm rà, có nhiều điểm gây bất lợi cho cơ quan thuế dễ gây ra thua thiệt khi có khiếu kiện từ các hộ KD vì hiệu lực pháp lý của văn bản thấp. Mặt khác việc Cục thuế các tỉnh được phép ban hành Quyết định để ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thúe trên doanh thu tuy lầm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhưng vẫn gây khó chịu cho người nộp thuế, phần lớn họ nghĩ rằng việc thu thuế cao hay thấp đều do ngành thuế quyết định và không mang tính khách quan.

+ Công tác giám sát hộ kinh doanh dù hiệu quả nhưng có tác dụng thấp do chỉ xác định được thuế gần chính xác của hộ KD ở tháng giám sát. Mặt khác việc giám sát mất nhiều nhân lực do thời gian thực hiện dài (xấp xỉ 30 ngày) để tính chính xác số thuế tháng giám sát. Ngoài ra, việc giám sát hộ KD gây ấn tượng không tốt cho người dân cũng như người nộp thuế, nhất là những người đã chấp hành tốt việc kê khai, nộp thuế.

+ Trong công tác Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến chính sách khi triển khai các chính sách thuế mới, hoặc thông báo nộp thuế Môn bài đầu năm, do được phân cấp quản lý ở cấp Đội thuế thuộc Chi cục thuế. Trên thực tế, rất ít các trường hợp hộ kinh doanh cá thể hỏi, thắc mắc về chính sách thuế, hoặc nếu có chỉ là các trường hợp thắc mắc về mức thuế khoán ổn định, chiểm tỷ lệ khoảng 1-2% trên tổng

số các trường hợp được cơ quan thuế giải đáp. Các hộ kinh doanh cá thể hầu như không cần biết đến Đội Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, thậm chí, các hộ Kế toán tư nhân cũng chỉ nộp hồ sơ khai thuế ở Đội thuế, không cần đến cơ chế “một cửa” do cũng nộp thuế theo phương pháp ấn định trên doanh thu khai thuế.

Như vậy, có thể nói, công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với các hộ kinh doanh cá thể chưa được chú trọng đúng mức, các quy trình chưa tính đến việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là hộ kinh doanh cá thể ở cấp Đội thuế; chưa hướng dẫn, tư vấn được cho các hộ kinh doanh trong thực hiện các Luật thuế, thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ..., hoặc nghiên cứu thị trường để hộ kinh doanh chọn lựa trước khi tiến hành Đăng ký kinh doanh để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao...

+ Việc trang bị máy vi tính cho cán bộ đạt tỷ lệ rất cao (100 máy tính/124 cán bộ) nhưng việc sử dụng tại các Đội thuế phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc soạn thảo văn bản trên ứng dụng Word, Excell, xem báo điện tử...Gây lãng phí rất lớn.

+ Việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế chưa được chặt chẽ, chưa được thường xuyên, liên tục dẫn đến việc trách nhiệm quản lý thuế bị coi nhẹ, không nâng cao được hiệu lực quản lý thuế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Trong hệ thống chính sách về thuế đôi khi khu vực hộ kinh doanh cá thể chưa được quan tâm đúng mức. Những thông tin về khu vực này hiện rất nghèo nàn, thiếu tính hệ thống và không nhất quán. Chưa thực sự coi trọng việc chính thức hoá bằng Luật đối với việc thành lập, hoạt động kinh doanh và giải thể hoặc phá sản của các cơ sở kinh doanh cá thể. Đến nay, khu vực này vẫn chưa có tổ chức độc lập đại diện quyền lợi riêng cho mình. Điều này

sẽ gây ra khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích thành phần này phát triển. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này vẫn đang trong tình trạng phát triển một cách tự phát. Theo thống kê điều tra, chỉ có khoảng 30% số hộ đăng ký kinh doanh, 30% số hộ chưa đăng ký và 30% không đăng ký. Như vậy việc tính không đầy đủ số lượng hộ kinh doanh sẽ có ảnh hưởng đến việc tính GDP hàng năm. Chưa có những nghiên cứu, đánh giá khoa học cụ thể về khu vực này để xây dựng chính sách nói chung cũng như chính sách thuế nói riêng. Chính sách được xây dựng không sát thực tế, thậm chí chính sách còn rất khác xa thực tế (VD: tỷ lệ chịu thuế trên doanh thu thấp hơn nhiều so với thực tế đạt được của hộ kinh doanh). Chưa có những quy định riêng cụ thể cho khu vực kinh tế này về tổ chức, thành lập, giải thể, phá sản.

- Nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển thành Doanh nghiệp: Hiện nay ở nước ta có một thực trạng là có rất nhiều hộ kinh doanh cá thể có số vốn, số công nhân, nhà xưởng…với quy mô lớn, có thể hơn cả một doanh nghiệp tuy nhiên có một nghịch lý là các hộ kinh doanh cá thể này lại không có ý định chuyển lên thành DN cho dù họ đang có những dự định để mở rộng quy mô SX. Nguyên nhân các hộ kinh doanh cá thể chưa, hoặc không muốn chuyển sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp là do: khung pháp lý cho hộ kinh doanh cá thể hoạt động còn thiếu, đặc biệt là chính sách thuế không rõ ràng minh bạch, thường xuyên có sự thay đổi, đã làm cho khá nhiều hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp được một thời gian xin quay trở lại kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể; có những quy định không hợp lý, thiếu tính khả thi. Ví dụ: trong Nghị định 88/NĐ-CP của Chính phủ quy định những hộ kinh doanh cá thể mà thuê từ 10 lao động trở lên hoặc mở từ 2 địa điểm kinh doanh trở lên thì phải chuyển thành doanh nghiệp, trong khi đó lại có những quy định áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp nhưng lại không bắt buộc đối với hộ kinh doanh cá

thể như vấn đề môi trường, gây tiếng ồn, phòng chống cháy nổ, mua bảo hiểm bắt buộc...; Nhà nước đã có cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nhưng mới chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể; Bộ máy quản lý nhà nước ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức nhà nước... Mặt khác, cũng phải kể đến một nguyên nhân khách quan là do sự khác biệt về văn hoá, lịch sử, truyền thống, tập quán, tâm lý giữa các vùng, miền, địa phương cũng có tác động tới việc chuyển hộ kinh doanh cá thể sang loại hình doanh nghiệp. - Tâm lý tiêu tiền mặt và thói quen không lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng dù vô tình hay cố ý đã góp phần khích lệ hộ kinh doanh cá thể trốn thuế do không phải sử dụng hoá đơn, dẫn đến việccơ quan thuế không quản lý được thực chất doanh thu của hộ kinh doanh. Các công cụ tài chính vĩ mô không quản lý được kinh tế ngầm cũng như thu nhập thực tế của người dân để quản lý thu thuế dẫn đến việc các quy định về thuế Thu nhập không được thực hiện triệt để, làm ảnh hưởng đến việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (người dân không cần quan tâm đến các chi phí để được trừ khi tính thuế thu nhập).

- Tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra phổ biến ở hầu khắp các lĩnh vực mà chưa được xử lý nghiêm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách thuế. Các trường hợp vi phạm chưa được xử lý kiên quyết nên không mang tính chất răn đe, nảy sinh nhiều trường hợp “du di” để giảm nhẹ lỗi vi phạm, phong bì để “bôi trơn” công việc...làm “nhờn Luật”. Dẫn đến tư tưởng “sai cũng chẳng sao”. Thu nhập cá nhân trong xã hội không được kiểm soát dù đã có Luật thuế Thu nhập cá nhân và trước đó là Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao. Việc không kiểm soát được các thu nhập bất chính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống xã hội. Cơ quan thuế mới chỉ có “quyền” nhưng chưa có “hành” trong triển khai thực hiện làm hạn chế nhiều

trong công tác quản lý.

Đại hội Đảng X đã đánh giá thực trạng trên như sau: Năng lực, phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hoá, biến chất. Dân chủ nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương, phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém

- Trong ngành thuế vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ công chức không được quy chuẩn, học hành chắp vá, làm việc theo kinh nghiệm, bảo thủ, trì trệ, ỷ lại... mà không thể sớm thay đổi được. Phần lớn số cán bộ thuế hiện nay đều chuyển ngành từ bộ đội và một số ngành khác kinh tế khác, về chuyên môn chỉ học qua các lớp trung cấp tại chức về kinh tế, một số cũng đã theo học các lớp Đại học tại chức nhưng phần lớn là “học giả, bằng thật” không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

- Thu nhập của cán bộ công chức ngành thuế so với mặt bằng chung đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên so với thực tế đòi hỏi của cuộc sống còn rất nhiều bất cập, điều này ảnh hưởng không tốt đến một bộ phận công chức, buộc mọi người phải bươn chải tăng thêm các khoản thu nhập khác để đảm bảo cuộc sống gia đình (bình quân lương của cán bộ ở Chi cục thuế tính hệ số 1 lần lương chỉ được 2.360.000đ VN một tháng. Thực hiện quyết định số 1377+1738/QĐ-TCT, về ban hành qui chế quản lý tài chính, khoán kinh phí hưởng mức 1,8 lần lương mới chỉ được khoảng 4 triệu VNĐ một tháng, tương đương 200 USD) nên không động viên được nhiệt tình cá nhân trong cũng như ngoài ngành thuế trong công tác quản lý thuế. Thậm chí đây cũng là nguyên do dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 85)