Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 53)

đối với hộ kinh doanh cá thể.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các nước: Anh, Êthiôpia và của Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình, chúng ta thấy mặc dù đã là các nước phát triển nhưng gian lận về thuế vẫn là một thách thức không của riêng bất kỳ một quốc gia nào và nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu của NSNN và biện pháp cuối cùng vẫn là quản lý số tiền thuế nợ; tích cực kiểm tra, giám sát chống gian lận về thuế và tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích về chính sách thuế.

Thứ nhất: Phải tăng cường công tác quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý được 100 % các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, nhưng cũng cần ý

thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.

Thứ hai: để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị ...mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Thứ ba: cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan như bộ luật Dân sự, luật Lao động, luật Thương mại....; thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư: cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng, theo hướng: Quản lý nợ thuế; Kiểm tra, giám sát; và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.

Thứ năm: tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả của ba công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 53)