Tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 115)

CÁ THỂ Ở VIỆT NAM

3.2.3. Tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

cá thể.

trước hết phải xác định tổ chức bộ máy thuế và cán bộ thuế là chủ thể quản lý thuế, vì vậy đòi hỏi phải xây dựng chủ thể này mạnh phù hợp với thực tiễn để đảm đương được công tác thuế. Quản lý thu tất cả các loại thuế theo phân cấp và quản lý 100% đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế. Muốn thực hiện tốt được như vậy thì phải kết hợp theo đối tượng, chức năng và theo sắc thuế.

Đối với hộ kinh doanh:

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; Phân tích đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể như: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, lập số thuế, thông báo thuế, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn giải thích chính sách thuế, hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

- Kiểm tra việc khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật thuế đối với người nộp thuế. Xử lý và kiến nghị xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.

Đối với cán bộ quản lý thuế

Thực hiện tốt qui trình quản lý thuế theo luật định như: việc hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai thuế, tiếp nhận tờ khai, điều tra doanh thu thực tế, dự kiến doanh thu tính thuế của từng hộ, từng miền cán bộ quản lý, tiếp nhận đơn

đối với hộ nghỉ kinh doanh, tính và lập bộ thuế cho đến công tác tuyền truyền chính sách thuế và Lập báo cáo kết quả lập bộ thuế, kết quả thu thuế ... Tổ chức phối hợp chính quyền địa phương, khối phường xã, các cơ quan ban nghành có liên quan như kho bạc, quản lý thị trường, công an, Ban quản lý chợ ...

Như vậy công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế là khâu rất quan trọng, nếu chúng ta thực hiện quản lý, phối hợp tốt thì sẽ quản lý hết được số hộ kinh doanh, quản lý doanh thu sát thực tế tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và ngược lại sẽ dẫn đến bỏ sót hộ kinh doanh, doanh thu khai man nhằm trốn thuế dẫn đến thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w