Định hướng liên quan đến phương thức tòa án

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 88)

7. Bố cục của luận văn

3.1.3. Định hướng liên quan đến phương thức tòa án

Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng tòa án cần đảm bảo nguyên tắc các chủ thể có quyền thương lượng, hòa giải trong quan hệ tố tụng để từ đó đưa ra hướng xử lý. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng theo pháp luật, Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án chỉ tham gia giải quyết khi có yêu cầu. Các cơ quan Nhà nước không tự đưa các tranh chấp của các bên ra giải quyết.

81

Yêu cầu Tòa án giải quyết là quyền của các bên. Các bên có quyền tự định đoạt hình thức giải quyết tranh chấp của mình. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Tòa án cần phù hợp với những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Mỗi loại cơ cấu và hệ thống kinh tế đều có những loại quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế đặc thù của mình. Tính chất của các loại quan hệ kinh tế quyết định tính chất của các loại quan hệ pháp luật, quyết định mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật, quyết định hệ thống các cơ quan pháp luật và thủ tục pháp lý tương ứng. Một khi những đặc điểm kinh tế xã hội thay đổi thì hệ thống pháp luật cũng phải thay đổi để điều chỉnh phù hợp với những sự thay đổi đó. Do đó việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty nói riêng trước hết phải căn cứ vào phương hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế kinh tế.

Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Tòa án cần đảm bảo được những yêu cầu của sự hội nhập kinh tế trong lĩnh vực pháp luật nói chung và lĩnh vực giải quyết tranh chấp nói riêng. Khi tiến hành việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, ngoài việc xem xét những yếu tố từ nội bộ của nền kinh tế, cần đồng thời xem xét các yếu tố quốc tế và khu vực có liên quan để đảm bảo tính khái quát của các quy định liên quan. Việc hoàn thiện pháp luật đặt trong quỹ đạo chung của các nước, phù hợp với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam không thể chỉ thể hiện được các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam mà còn phải thể hiện được những thông lệ chung, những quy định có tính chất chung mà nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận. Kinh nghiệm chung của nhiều nước cho thấy, cơ chế điều chỉnh pháp luật về từng vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống, tôn giáo của mỗi quốc gia…, nhưng đồng thời phải tôn trong

82

tuân thủ những nguyên tắc, thông lệ quốc tế. Không tuân thủ những nguyên tắc này thì chính chúng ta, về khía cạnh tập quán, đã gây trở ngại cho chính mình trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và đóng vai trò như là một tiền đề khách quan cho việc phát tiển đất nước.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Tòa án cần phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Tòa án không thể tách rời việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại. Chế định giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Tòa án có mối quan hệ biện chứng với các chế định của pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại. Vì vậy việc nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cần đặt trong sự nghiên cứu tổng thể các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại.

Đồng thời, cần hoàn thiện tổ chức và thẩm quyền của Tòa án cần được tiến hành phù hợp với xu hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Cải cách tư pháp là nội dung quan trọng của xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thực tế cho thấy, việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty ở các Tòa án địa phương ở Việt Nam không đồng đều, các vụ án chủ yếu được giải quyết ở những Tòa án tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Do đó, các tòa ở các địa phương này rất dễ rơi vào tình trạng quá tải trong khi các tòa Kinh tế ở các tỉnh khác số lượng tranh chấp và nội dung tranh chấp không phức tạp bằng. Vì vậy, cần thiết phải xem xét bố trí số lượng thẩm phán chuyên trách hợp lý, thậm chí có thể chuyển thẩm quyền giải quyết án tranh chấp nội bộ ở cấp sơ thẩm cho tòa quận, huyện, thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ở một số dạng tranh chấp không có tính chất phức tạp cao.

83

Cuối cùng, cần liên tục cải cách thủ tục, đặc biệt là thủ tục thụ lý vụ án, cán bộ tòa án nên ưu tiên hướng dẫn đương sự hoàn thiện thủ tục khởi kiện hơn việc bắt lỗi để trả lại đơn. Rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, tránh kéo dài, gây căng thẳng cho các bên. Một phần cần phải cải cách thủ tục tố tụng, một phần, theo quan điểm của tác giả, nếu cán bộ tòa án có hiệu suất làm việc cao hơn, tập trung hơn với công việc thì thời gian giải quyết vụ án vẫn có thể rút ngắn lại.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)