7. Bố cục của luận văn
2.2.2.3. Tranh chấp liên quan đến quyết định của cơ quan quản lý công ty
Một trong các quy định đang gây tranh luận hiện nay chính là quy định về hiệu lực nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT nhưng bị khởi kiện. Cụ thể, nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ, HĐQT có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên HĐQT yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác (Điều 27 Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2010). Mục đích của quy định này là bảo đảm cho việc các nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ, HĐTV, HĐQT có hiệu lực thi hành, giúp hoạt động của công ty diễn ra liên tục (kể cả trong trường hợp bị khởi kiện). Ví dụ, tại bản án số 15/2010/KDTMPT ngày 16/12/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, vụ việc được tóm tắt như sau:
Công ty Cổ phần Thương mại (CPTM) Miền núi Phú Yên với Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên: ông Võ Tấn Duyệt, ông Lê Văn Hùng, ông Ngô Minh Tùng, bà Lê Thị Ngọc Cẩm (em gái bà Lê Thị Thanh Ngọc), bà Lê Thị Thanh Ngọc (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty). Công ty CPTM Miền núi Phú Yên chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2006, trong nhiệm kỳ thứ nhất (2006-2008), HĐQT công ty bổ nhiệm bà Lê Thị Ngọc Cẩm, là thành viên HĐQT giữ chức vụ Kế toán trưởng. Đến nhiệm kỳ thứ 2 (2009 – 2012) Hội đồng quản trị tiếp tục bổ nhiệm bà Lê Thị Ngọc Cẩm, là thành viên HĐQT giữ chức vụ Kế toán trưởng bởi Quyết định số 72/QĐ-TMMN ngày 20/05/2009. Ông Duyệt, ông Hùng và ông Tùng đã khởi kiện yêu cầu tòa hủy biên bản họp Hội đồng quản trị về vấn đề bổ nhiệm bà Cẩm và Quyết định số 72/QĐ-TMMN ngày 20/05/2009 vì vi phạm khoản 2 điều 31 Điều lệ tổ chức
69
và hoạt động của Công ty: “Thành viên Hội đồng quản trị, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị không được giữ chức vụ Kiểm soát viên, Kế toán trưởng Công ty”.
Tòa án đã hủy Quyết định số 72/QĐ-TMMN ngày 20/05/2009 vì vi phạm Điều lệ của Công ty. Tác giả không bình luận về căn cứ pháp luật để tuyên hủy Quyết định của HĐQT, tuy nhiên, có hai vấn đề đặt ra cần làm rõ sau bản án:
Quyết định này thành viên HĐQT trực tiếp kiện ra Tòa án. Trong thời gian chờ phán quyết của Tòa án, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành, khoảng thời gian bổ nhiệm từ 20/05/2009 đến 16/12/2010, bà Cẩm có các hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho công ty thì phần trách nhiệm sẽ rất khó phân định. Trong trường hợp bà Cẩm vi phạm quy tắc nghề nghiệp gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc có các hành vi cố ý liên quan đến pháp luật hình sự hoặc vi phạm nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm thì bà Cẩm phải chịu trách nhiệm cá nhân, tuy nhiên trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm bà Cẩm vi phạm Điều lệ công ty, những người phản đối và người bổ nhiệm theo ý kiến của tác giả phải phân tách rõ ràng. Vì vậy, các thành viên cần ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ban hành hoặc thông qua quyết định, nghị quyết. Theo đó, khi thông qua các nghị quyết, quyết định trái với pháp luật và Điều lệ công ty thì những tổ chức, cá nhân thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Mặt khác, theo pháp luật tố tụng dân sự, bên khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đình chỉ việc thực hiện các quyết định hoặc nghị quyết trong quá trình xử lý vụ án nêu trên vẫn chưa
70
được các bên đương sự chú ý và yêu cầu để bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của Công ty.