Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm tranh chấp nội bộ công ty như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án [32, Điều 317]. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo phương thức tố tụng tại tòa án.

1.4.2.1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự giàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết bên thứ 3. Cũng giống như hòa giải, trọng tài thương mại, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không không nhân danh quyền

19

lực nhà nước. Thương lượng chủ yếu dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tham gia tranh chấp.

Cũng giống như đối với giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến phương thức hòa giải mà chỉ ghi nhận đây là hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp có thể áp dụng. Theo Goldberg, Sander & Rogers, hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập (hoà giải viên) [14, tr.103]. Trong luận văn này, tác giả hiểu hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của người thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc giúp đỡ các bên có tranh chấp tìm kiếm giải pháp nhằm loại trừ hay hạn chế tranh chấp đã phát sinh. Về bản chất, hòa giải khác với thương lượng ở một điểm đó là có sự tham gia của người thứ ba. Sự tham gia này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết tranh chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên một cách nhanh chóng, dễ dàng tìm ra phương án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên người trung gian vẫn có vai trò quan trọng là nhân tố cơ bản để góp phần vào sự thành công của việc hòa giải.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp ngắn nhất nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo của các bên tham gia thương lượng và thương lượng sẽ tiết kiệm được thời gian. Hình thức này đòi hỏi có sự tự giác và hợp tác giữa các bên, kết quả của việc thương lượng làcác bên vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp, bảo vệ được uy tín của đối tác cũng như uy tín của mình.

Thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp, các bên tự đề xuất các giải pháp các thỏa hiệp với nhau. Trên thực tế, khi xuất hiện phương thức giải quyết tranh chấp này, được các bên tranh chấp áp dụng một cách rộng rãi, phổ biến để giải quyết phát sinh

20

trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại và trong nội bộ công ty.

Có hai cách thức thương lượng phổ biến là:

- Thương lượng trực tiếp, là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp. Thương lượng trực tiếp thông qua những cuộc đàm phán, tiếp xúc trực tiếp mà các bên nhanh chóng hiểu được những quan điểm yêu cầu, thái độ, thiện trí của mỗi bên để có sự điều chỉnh thích hợp giúp tranh chấp nhanh chóng được giải quyết. Tuy thương lượng trực tiếp có sự thành công lớn nhưng điều này còn phụ thuộc vào thái độ, kỹ năng đàm phán của người đại diện mỗi bên.

- Thương lượng gián tiếp là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau những tài liệu liên quan đến vấn đề cần giải quyết, những quan điểm, yêu cầu của mình, để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ loại bỏ tranh chấp và sự chuẩn bị trước về nội dung phương án tháo gỡ tranh chấp mà mỗi bên có thể đưa ra và chấp nhận được. Tuy nhiên trong một số trường hợp các bên đã có sự hiểu biết về nhau thì dẫn đến thương lượng kéo dài, thậm chí dẫn đến bế tắc không giải quyết được tranh chấp.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng hình thức hòa giải, mặc dù pháp luật không quy định nhưng các bên có tranh chấp có thể thỏa thuận để chọn người trung gian hòa giải. Vai trò của người trung gian trong giải quyết tranh chấp là rất quan trọng, định hướng các bên tranh chấp đi đúng hướng, hài hoà được những bất đồng cũng như mâu thuẫn sẵn có của hai bên. Là người nghe các bên trình bày ý kiến, quan điểm của mình và tiếp nhận ý kiến của người khác, đồng thời đề xuất những phương án khác nhau để giải quyết tranh chấp đươc thuận lợi hơn.

21

Kết quả của quá trình hòa giải là sự thỏa thuận, chấp thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không chịu sự tác động của bất kỳ quyết định pháp lý nào. Người thứ ba không có quyền ra quyết định buộc các bên thi hành như trọng tài hay tòa án. Các bên có thể ghi lại sự thỏa thuận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên. Nó có giá trị như một lời hứa để các bên tôn trọng và tự nguyện thực hiện, lời cam kết này coi như là sự tín nhiệm trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy dù không bị ràng buộc bởi pháp luật nhưng các bên lại bị ràng buộc bởi chính những cam kết, lời hứa của mình.

Thương lượng và hòa giải là các hình thức giải quyết tranh chấp có thể diễn ra tại mọi thời điểm giữa các bên và không hạn chế. Trong quá trình giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng tài hoặc tòa án thì các bên vẫn có thể thương lượng và hòa giải và các cơ quan tài phán vẫn tạo điều kiện cho các bên thương lượng, hòa giải.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)