7. Bố cục của luận văn
1.4.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ theo Bộ luật Tố tụng dân sự và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.Thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án bao gồm: (i) Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm; (ii) Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm; (iii) Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
24
Thực tiễn pháp luật tố tụng cho thấy, tố tụng tòa án có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án – cơ quan tài phán Nhà nước, hoạt động xét xử của tòa án thực hiện quyền tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước.
- Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất chặt chẽ theo quy trình chung thống nhất. Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi.
Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền thỏa thuận hay căn cứ vào ý chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành theo nguyên tắc đảm bảo bản án của tòa án được thi hành. Nhờ đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.
Tuy nhiên, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp do tính công khai và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình tranh tụng, điều này dẫn đến khả năng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng theo hướng giảm sút, không bảo vệ được bí mật kinh doanh...vv. Ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.
25