Định hướng liên quan đến phương thức hòa giải

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Định hướng liên quan đến phương thức hòa giải

Để các quy định pháp luật về hòa giải có thể đi vào cộc sống, cần phải tăng cường nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải với tư cách là một

74

phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Nhà nước cần có một chính sách nhất quán và những thông điệp chính thức về chính sách khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp của họ bằng con đường hòa giải.

Hiện nay, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nước trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan… và đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút được sự chú ý của đông đảo giới luật sư và doanh nghiệp. Trên thực tế vào năm 2007, 07 trung tâm hòa giải là Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan đã thành lập Hiệp hội Hòa giải châu Á (AMA) với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hòa giải tại châu Á, chia sẻ thông tin dữ liệu và những kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực [3].

Hoạt động hòa giải của các trung tâm này theo đánh giá của tác giả là khá hiệu quả, các tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng và đảm bảo được sự thiện chí hợp tác của các bên khi tranh chấp chưa được đẩy lên ở mức độ cao hơn, tính chất gay gắt hơn. Đơn cử tại Trung tâm hòa giải Singapore (SMC), tính tới tháng 4/2009, đã có 1.400 vụ tranh chấp được đưa tới trung tâm này để hòa giải, trong đó tỷ lệ hòa giải thành công chiếm khoảng 75%. Trong số các vụ tranh chấp được hòa giải thành, trên 90% được giải quyết chỉ trong vòng một ngày làm việc. Các tranh chấp được đưa ra hòa giải

75

tại đây rất đa dạng từ các tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, hợp đồng, công ty, bảo hiểm, hàng hải cho tới các loại tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, công nghệ thông tin, bồi thường thiệt hại… Ngay cả những vụ tranh chấp có giá trị lớn (trên 90 triệu đô la Singapore) cũng đã được tiến hành hòa giải tại SMC [58].

Hiện nay, tại Việt Nam, phương thức hoà giải thường được tiến hành kết hợp với phương thức tố tụng trọng tài hay Tòa án, theo đó, việc hòa giải giữa các bên tranh chấp chủ yếu do các thẩm phán hoặc trọng tài viên tiến hành trong quá trình tố tụng. Ngoài ra, trên thực tế, các bên tranh chấp cũng có thể nhờ tới các chuyên gia là những người có kỹ năng và kinh nghiệm về hòa giải hoặc một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp (như tài chính, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…) đứng ra thực hiện việc hòa giải. Trung tâm hòa giải với tư cách tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới bắt đầu được hình thành với việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đưa ra Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007 [55].

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng đã phản ánh khá rõ xu hướng khuyến khích sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải “Trong quá trình sử dụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng Trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp” [33, Điều 9]. Tuy nhiên, ngoài quy định này, chưa có một văn bản nào của các cơ quan nhà nước đưa ra những chủ trương mang tính khuyến khích hoặc định hướng sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế nói chung, hòa giải nói riêng thay vì đưa vụ kiện ra Tòa án.

Theo quan điểm của tác giả, Việt Nam cần tham khảo và học hỏi các mô hình trung tâm hòa giải chuyên nghiệp của các nước như Ấn Độ, Hồng Kông, Malaysia, Singapore... để từ đó xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, cụ

76

thể, khuyến khích các hoạt động của các trung tâm hòa giải. Thực tế, Việt Nam đã có Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tiên phong trong việc đưa ra bộ quy tắc hòa giải, từ mô hình này có thể nghiên cứu thêm, nhân rộng và bổ khuyết để hòa giải thực sự trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp được các đương sự lựa chọn như là một quy định bắt buộc trước khi đưa tranh chấp trọng tài thương mại hoặc tòa án.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT – chi nhánh đà nẵng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)