7. Bố cục của luâ ̣n văn
3.2.3. Mô hình với chủ đề phái sinh mô hình thứ ba của Moskal’skaja
Ở mục này chúng tôi xin trình bày mô hình mẫu thứ ba, mô hình đoạn văn có một chủ đề chung và nhiều chủ đề nhỏ rút ra từ chủ đề chung đó.
Đó là mô hình :
Khi chúng tôi khảo sát, mô hình này xuất hiện là: 56/480 đoạn văn, chỉ chiếm khoảng 11.6%, theo chúng tôi lý do có thể nhƣ sau: nếu đi theo mô hình này thì một đoạn văn thƣờng không mang nhiều thông tin mà chỉ đi sâu vào một thông báo đầu tiên (câu chủ đề thƣờng sẽ nằm ở vị trí đầu đoạn văn). Nếu nhƣ vậy rất phù hợp với đối tƣợng là học sinh phổ thông vì các em có thể tóm tắt bài dễ
dàng. Nhƣng khi đối tƣợng là sinh viên thì vấn đề lại khác.Ở đại học, lƣợng kiến
thức của một bài giảng lớn hơn, một văn bản sẽ có nhiều chủ đề con và mỗi chủ đề con lại phải đƣợc mở rộng thì mô hình nguyên mẫu này chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ cũng nhƣ khối lƣợng bài giảng do vậy chúng không xuất hiện nhiều.
Đoạn văn minh họa:
T
R1
1Physicists have split the atom into more than a hundred types of subatomic
particles.2 However, we need to consider only three. 3A proton is a subatomic
particle with a single positive electrical charge (+). 4 An electron is a subatomic
particle with a single negative electrical charge (-). 5A third type of subatomic particle, the neutron, is electrically neutral (has no electrical charge).
(Nguồn: From Biology: Concepts and Connections. 5th ed. Neil Campbell et al. p. 20)
Các nhà vật lý đã phân chia các nguyên tử thành hàng trăm loại hạt hạ nguyên tử. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần xem xét ba loại trong đó. Proton là một hạt hạ nguyên tử mang điện tích dương (+). Các electron cũng là một hạt hạ nguyên tử mang điện tích âm (-). Thứ ba là neutron, cũng là một loại hạt hạ nguyên tử, trung hòa về điện (không tích điện).
Đoạn văn này có 5 câu, hai câu đầu chung một nội dung: câu 1 đƣa ra một thông báo, câu 2 nối với câu 1 bằng từ nối “however” theo Diệp Quang Ban –
Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản – tr. 354,356 thì từ nối này mang tính
nhƣợng bộ. “However, we need to consider only three” chƣa có thông báo gì
mới so với câu 1 mà đây chỉ là câu hạn định các phát ngôn tiếp theo, do vậy chúng tôi gộp hai câu đầu thành một ý.
Mô hình phân tích: a particle with a single negative charge(-) A third type …the neutron electrically neutral(has no electrical charge) 1
Physicists have split the atom into more than a hundred types of subatomic particles.2
However, we need to consider only three
An electron a subatomic particle
with a single positive electrical charge(+) A proton
T
Với chủ đề chung “subatomic particle” (hạt hạ nguyên tử) đƣợc giới hạn sẽ chỉ nói tới ba loại (only three) là tiền đề cho ba câu tiếp sau nói về từng loại: proton, electron và neutron. Cấu trúc đoạn văn này đi theo lối diễn dịch: trình bày ý chỉ cái chung trƣớc, ý chỉ cái riêng sau. Ở mỗi ý riêng chính là một tiểu chủ đề có thuật đề riêng của mình. Đƣợc sắp xếp theo trình tự nhƣ vậy nên đoạn văn rất khúc triết rõ ràng từng chủ đề. Tuy đảm nhiệm một tiểu chủ đề nhƣng mỗi câu vẫn hƣớng về chủ đề lớn của đoạn nhờ cách dùng các từ ngữ liên tƣởng hoặc lặp từ vựng.Ví dụ cụm từ “subatomic particle” (hạt hạ nguyên tử), “charge” (sự tích điện ) ở câu 1 đƣợc lặp ở câu 3,4,5 chứng tỏ cả đoạn đang xoay quanh một chủ đề “subatomic particle”. Thêm vào đó phép liên tƣởng cũng góp sức liên kết các câu, ví dụ: more than a hundred / only three (liên tƣởng định lƣợng)
Các từ: proton, electron và neutron (liên tƣởng đồng loại)
Trên thực tế, phong cách khoa học thƣờng sử dụng lối viết ngắn gọn mang mục đích giải thích về một vấn đề hay khái niệm nào đó nhƣng nếu trong một văn bản khoa học các đoạn văn luôn phát triển theo một mô hình nhƣ trên thì bản dịch sẽ chỉ phù hợp với đối tƣợng học sinh phổ thông vì nó đều đặn, dễ hiểu, số từ thuật ngữ xuất hiện ít. Ƣu điểm là nó đảm bảo đƣợc tính khúc triết, sáng sủa, còn cái chƣa đƣợc là đoạn văn bao hàm chỉ một chủ đề tổng quát.
Khi chúng tôi khảo sát các đoạn văn thuộc văn bản khoa học đang đƣợc sử dụng ở các giáo trình, tài liệu giảng dạy cho sinh viên, ngoài nguyên mẫu này chúng tôi tìm ra một số kiểu biến thể, chúng tôi xin đƣa ra hai dạng tiêu biểu trong số đó.
3.2.3.1. Mô hình biến thể thứ nhất:
T
R1
95 Đoạn văn minh họa:
1
Note that in the examples, the schematic symbol for the capacitor is very similar to that of the battery. 2There is a good reason for this. 3In a battery, we have 2 (or more) conductive plates divided by some kind of dielectric material
(usually an acid). 4In a capacitor, we have 2 (or more) plates divided by some
kind of dielectric material – an insulator. 5A battery has the ability to generate electricity chemically, and can store energy for long periods of time. While a capacitor does not “generate” electricity, it does have some amazing “storage” capabilities.
(Nguồn: http://esl.fis.edu/)
Qua các ví dụ ta thấy ký hiệu trên sơ đồ của tụ điện rất giống với ký hiệu của ắc quy. Sau đây là nguyên nhân của sự giống nhau này. Trong ắc quy ta có hai (hoặc nhiều hơn hai) tấm dẫn điện được phân cách bởi một chất điện môi (thường là axit). Trong tụ điện cũng có hai (hoặc hơn hai) bản tụ được phân cách bởi một chất điện môi – chính là chất cách điện. Ắc quy có khả năng tạo ra điện bằng phản ứng hóa học và có thể tích trữ năng lượng lâu dài. Trong khi tụ điện không có khả năng phát ra điện, nó lại có một số khả năng tích trữ điện kì diệu.
Mô hình phân tích: T R1 T1 T1 R3 T2 R2 T2 R4 1
Note that in the examples, the schematic symbol for the capacitor is very similar to that of the battery. 2There is a good reason for this.
In a capacitor, we have 2 (or more) plates divided by some kind of dielectricmaterial – an insulator
(or more) conductive plates divided by some kind of dielectric material In a battery, we have
Câu thứ nhất “… the schematic symbol for the capacitor is very similar to
that of the battery” (ký hiệu trên sơ đồ của tụ điện rất giống với ký hiệu của ắc
quy) nêu lên một phát hiện, một nhận xét và câu 2 là bƣớc đệm để các câu dẫn
chứng phía sau xuất hiện. Từ câu 3 đến câu 6 đóng vai trò giải thích cho nhận xét ở câu 1, phần giải thích đƣợc chia làm hai chủ đề “in a battery” (ở ắc qui), “in a capacitor”(ở tụ điện), nhƣng chúng không đƣợc đƣa ra tuần tự hết chủ đề này đến chủ đề kia. Các phát ngôn đƣợc sắp xếp theo nội dung so sánh từng bộ phận của
hai thiết bị. Ví dụ : R1 và R2 đều nói về “plates” (tấm dẫn điện) để nêu lên một
đặc điểm giống nhau ở hai thiết bị. Sau đó sang đặc điểm thứ hai cần so sánh “has the ability to generate electricity” (khả năng sinh ra điện).
Hai cặp: câu 3 câu 5 và câu 4 câu 6 mỗi cặp một chủ đề mặc dù không đứng gần nhau nhƣng giữa chúng vẫn có sự liên kết rất chặt bằng cách thể hiện lặp từ vựng: battery, capacitor, plate, dielectric…cả bằng phƣơng thức liên tƣởng, ví dụ:
battery / conductive plates - ắc qui / tấm dẫn điện (liên tƣởng bao hàm)
capacitor / plates - tụ điện / bản tụ (liên tƣởng bao hàm)
battery / capacitor - ắc qui / tụ điện (liên tƣởng đồng loại)
2 (or more) / conductive plates - hai (nhiều hơn hai) / tấm dẫn điện (liên
tƣởng định lƣợng)
2 (or more) / plates hai (nhiều hơn hai) / bản tụ (liên tƣởng định lƣợng)
dielectric material / insulator - chất điện môi / chất cách điện (liên tƣởng
đồng loại)
battery / to generate electricity - ắc qui / tạo ra điện / tích trữ năng lƣợng
(liên tƣởng định chức )
capacitor /“storage” capabilities - tụ điện / tích trữ điện (liên tƣởng định
chức).
Nhờ các phép liên kết nhƣ vậy thì dù các câu không đứng gần kề nhau nhƣng ngƣời đọc vẫn nhận diện dễ dàng chủ đề mà câu hƣớng tới. Nhìn tổng thể ta còn thấy những điểm nhấn mà tác giả thể hiện bằng từ nối, giới từ, đại từ quan hệ… ví dụ: “and”, “for”, “that”, “while”…làm tăng tính sinh động của đoạn văn.
Cấu trúc dạng này sẽ tránh đƣợc sự nhàm chán, đơn điệu, các tiểu chủ đề đƣợc chi tiết hơn và đặc biệt nó kích thích khả năng tập trung tích cực của ngƣời đọc khi phải tổng hợp nhiều thông tin.
Tiếp đây chúng tôi xin trình bày mẫu biến thể thứ hai:
3.2.3.2. Mô hình biến thể thứ hai
Đoạn văn minh họa:
1Two Italians, Luigi Valtany and Alessandro Volta made it possible to
produce electricity which could be used. 2Valtany discovered that a frog’s leg
could be made to twitch when it touched two dissimilar pieces of metal. 3Shortly
afterwards, Volta showed that the movement in the frog’s leg was caused by the
flow of current, meaning a flow of free electrons. 4The current was produced by
the electrochemical properties of the two pieces of metal. 5As a result, he was
able to invent the Voltaic cell, a chemical method of generating energy. 6The
term battery is often used to designate a cell, but more accurately, a battery is a group of cells connected together to produce a greater amount of electricity. (Nguồn: Electrical and Electronic Engineering Book)
T R1 T1 T2 R4 T2 R2 R5 T4 T3 R3
Hai nhà khoa học người I-ta-li-a, Luigi và Alessandro Vôn-ta đã tạo ra dòng điện có thể sử dụng được. Vôn-ta ni khám phá ra rằng chân của một con ếch có thể bị co giật khi nó chạm vào hai miếng kim loại khác nhau. Sau đó không lâu, Vôn-ta chỉ ra rằng sự co giật của chân ếch gây ra bởi dòng điện, nghĩa là dòng các điện tử tự do. Dòng điện được sinh ra bởi đặc tính điện hóa của hai miếng kim loại. Nhờ đó, Vôn-ta đã phát minh ra pin Vôn-ta, một phương pháp hóa học để phát sinh ra năng lượng. Thuật ngữ ắc quy thường được sử dụng để đặt tên cho pin, nhưng chính xác hơn, ắc quy là một nhóm pin được kết nối với nhau để tạo ra dòng điện lớn hơn.
Nội dung chuyển tải trong đoạn văn khá phong phú, thể hiện ở việc có 6
câu thì 5 câu phức, chỉ một câu đơn duy nhất “The current was produced by the
electrochemical properties of the two pieces of metal”. Với 5 câu phức, mục đích của tác giả muốn diễn giải ngay trong một câu, vì thế tác giả đã dùng: đại từ quan hệ “which”, “when”; từ nối “and”, “but” ; liên từ “that”; phó từ “afterward”,
Mô hình phân tích:
Dựa vào mô hình thì chủ đề chính của đoạn văn nói về hai ngƣời Ý: Luigi Valtany and Alessandro Volta là nhà khoa học đầu tiên phát minh ra dòng điện,
hai tiểu chủ đề T1 T2 dẫn giải về từng nhà khoa học cùng thành công của họ. T1
R1 là khám phá của Valtany, T2 R2 bắt đầu nói tới khám phá của Volta và từ R2 :
“ the movement in the frog’s leg was caused by the flow of current, meaning a
flow of free electrons”( sự co giật của chân ếch gây ra bởi dòng điện, nghĩa là
dòng các điện tử tự do) cấu trúc đoạn văn phát triển cả mô hình lũy tiến và chuỗi
T2 R4
Voltawas able to invent
The current was produced by the electrochemical properties of the two pieces of metal
the Voltaic cell, a chemical method of generating energy
T4 R5
The term battery …to designate a cell but more accurately, a battery is a group of cells
connected together to produce agreater amount ofelectricity R3 T3 T R1 T1 T2 R2
Two Italians, Luigi Valtany and Alessandro Volta made it possible to produce electricity
Valtany discovered
a frog’s leg could be made to twitch when it touched two dissimilar pieces of metal
Volta showed
the movement in the frog’s leg wascaused by the flow of current, meaning a flow of free electrons
chủ đề. Cụ thể từ R2 ta có T3 (the current) ở câu 4, câu 5 quay lại tiểu chủ đề T2
(Volta), khi có R4 xuất hiện dạng lũy tiến là T4 (a battery… a group of cells).
Khi lựa chọn đoạn văn minh họa này chúng tôi thấy rất thú vị vì đây là một đoạn văn điển hình tổng hợp cả ba mô hình mẫu, dạng này thƣờng xuất hiện trong các tài liệu bậc đại học và tài liệu nghiên cứu khoa học.
Theo chúng tôi, các đoạn văn dạng tổng hợp nhƣ thế này phù hợp với ngƣời đọc có trình độ ngoại ngữ tốt cả về ngữ pháp và từ vựng. Bởi lẽ loại câu mà tác giả diễn đạt đa phần là câu phức nhiều mệnh đề vì thế các từ đóng vai trò “linking words”(từ nối) khá phong phú, thậm chí còn có một số dạng “ing-
clause” nhƣ “meaning a flow of free electrons” ( nghĩa là dòng các điện tử tự do)
hoặc dạng bị động rút gọn nhƣ “a battery is a group of cells connected together” (ắc quy là một nhóm pin được kết nối với nhau)vv…Nếu đối tƣợng sử dụng tài liệu không có vốn từ và ngữ pháp tốt thì sẽ rất khó để hiểu đúng nội dung đoạn văn, ngƣợc lại khi có khả năng tiếp cận kiểu dạng đoạn văn nhƣ thế này thì lại rất thú vị bởi nhịp độ, cách nhấn mạnh, phần lặp từ hạn chế, cấu trúc ngữ pháp giản ƣớc, cách tạo từ mới vv…Tất cả những yếu tố đó đã giảm đi sự cứng nhắc, ít hấp dẫn của các văn bản khoa học nói chung, ngay cả khi đƣợc tiếp cận bằng chính tiếng Việt của chúng ta.
Tiểu kết:
Trong chƣơng 3 chúng tôi đã trình bày khảo sát đoạn văn Điện tử -Viễn thông tiếng Anh về mặt cấu trúc từ hai góc độ: góc độ logic diễn đạt và góc độ triển khai chủ đề - thuật đề.
Ở góc độ thứ nhất: logic diễn đạt, chúng tôi khảo sát theo hai hƣớng: cấu trúc tuyến tính và cấu trúc diễn dịch – quy nạp.
Một điều thật thú vị, khi khảo sát tƣ liệu chúng tôi đã tìm ra những cách diễn đạt theo cấu trúc tuyến tính tƣơng ứng với tiếng Việt. Một đoạn văn Điện tử -Viễn thông tiếng Anh cũng đƣợc trình bày theo trật từ thời gian đồng thời, trật tự thời gian trƣớc sau, trật tự diễn đạt bổ trợ, trật tự biểu đạt nhân quả. Những cách diễn đạt này có lúc đƣợc đánh dấu bằng những quan hệ từ: first,
next, finally, so, because … có lúc không có sự tham gia của các quan hệ từ nhƣ vậy, nhƣng nội dung đoạn văn vẫn mạch lạc do cách sắp xếp, đƣa thông tin một cách logic của ngƣời viết.
Ở cấu trúc kiểu diễn dịch – quy nạp, gánh nặng nội dung do câu đề đảm nhiệm. Đối với cấu trúc diễn dịch, câu đề phải đứng đầu đoạn văn và ngƣợc lại ở cấu trúc quy nạp câu đề lại phải đứng cuối đoạn văn vì khi đó các ý riêng đƣợc nêu trƣớc, ý chung đƣợc nêu sau.
Thêm vào đó, cũng ở chƣơng 3 này chúng tôi đƣa ra ba mô hình cơ bản về cấu trúc triển khai chủ đề - thuật đề của đoạn văn thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông dựa trên mô hình mẫu của Moskal’skaja. Chúng tôi xin thống kê lại nhƣ sau:
Thứ tự Mô hình của Moskal’skaja Số lƣợng
480
Tỷ lệ
1 Cấu trúc có chủ đề tuyến tính 217 45.2%
2 Cấu trúc có chủ đề xuyên suốt 139 28.9%
3 Cấu trúc có chủ đề phái sinh 56 11.6%
Với mỗi mô hình cơ bản chúng tôi đã sƣu tầm và lựa chọn đƣa ra hai biến thể của nó. Trên thực tế, chắc chắn sẽ còn có một số dạng biến thể khác nữa, nhƣng chúng tôi hi vọng phần khảo sát này cũng mang lại hiệu quả trong việc giúp các sinh viên hiểu đƣợc kết cấu của một đoạn văn tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành Điện tử -Viễn thông nói riêng. Điều này sẽ cải thiện kỹ năng đọc nhanh, đọc hiểu của các em trong quá trình sử dụng tài liệu chuyên ngành tiếng Anh để học tập và nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Trong luậnvăn này, chúng tôi lần đầu tiên đã cố gắng miêu tả chi tiết mô hình cấu trúc cũng nhƣ một số vấn đề về tổ chức nội dung của đoạn văn tiếng Anh thuộc chuyên ngành Điện tử -Viễn thông.
Vấn đề đầu tiên về tổ chức nội dung mà chúng tôi quan tâm là: nguyên tắc phân đoạn văn bản Điện tử -Viễn thông thành đoạn văn. Trong bốn tiêu chí phân chia văn bản thành đoạn văn chúng tôi thấy rằng các đoạn văn Điện tử -Viễn