Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận

Một phần của tài liệu khảo sát đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 65)

7. Bố cục của luâ ̣n văn

2.4.3.Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận

2.4.3.1. Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận trong lập luận đơn

Nhƣ trên chúng tôi đã trình bày thì một lập luận đơn có thể có một hoặc hơn một luận cứ (ở phần này hƣớng khảo sát của chúng tôi là quan hệ giữa các luận cứ với nhau cho nên một lập luận đơn có một luận cứ không phải là đối tƣợng khảo sát ở đây). Để xem xét quan hệ giữa các luận cứ, chúng tôi chỉ dừng ở những đoạn văn có hai luận cứ và thấy rằng hai luận cứ của lập luận đơn có thể quan hệ với nhau theo hai cách: đồng hƣớng hoặc nghịch hƣớng.

 Luận cứ đồng hƣớng

Luận cứ đồng hƣớng là hai (những) luận cứ cùng chấp nhận một kết luận. Ví dụ:

1Your computer's system software may not be configured to read the local area

network. 2There might be a problem with the actual interface card or plug from

tan chảy đóng băng ngƣng tụ

your machine to the network. These are the two most common reasons why your computer won't access a server.

(Nguồn: http://esl.fis.edu)

Phần mềm hệ thống máy tính của bạn có thể không được cấu hình để đọc các thông tin từ mạng lưới khu vực địa phương. Có thể có một vấn đề với thẻ giao diện đang dùng hoặc điểm nối từ máy tính của bạn vào mạng. Đây là hai lý do phổ biến nhất tại sao máy tính của bạn sẽ không truy cập vào máy chủ.

Đoạn văn này có hai luận cứ và một kết luận:

- Luận cứ thứ nhất: 1Your computer's system software may not be configured to

read the local area network. (Phần mềm hệ thống máy tính của bạn có thể không

được cấu hình để đọc các thông tin từ mạng lưới khu vực địa phương)

- Luận cứ thứ hai: 2There might be a problem with the actual interface card or

plug from your machine to the network. (Có thể có một vấn đề với thẻ giao diện

đang dùng hoặc điểm nối từ máy tính của bạn vào mạng.)

- Kết luận:These are the two most common reasons why your computer won't

access a server. (Đây là hai lý do phổ biến nhất tại sao máy tính của bạn sẽ không truy cập vào máy chủ.)

Với đại từ xác định “these” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu kết luận thể hiện hai luận cứ trƣớc đó đã đƣợc thâu tóm lại để đi đến nhận định: vấn đề cấu

hình, thẻ giao diện cũng nhƣ điểm nối từ máy tính đều có thể làm cho máy tính

không truy cập vào máy chủ đƣợc. Hai luận cứ (hai lý do) có tính ngang bằng về hiệu lực, mặc dù khác về nội dung nhƣng cùng có một ảnh hƣởng: đều có thể dẫn

đến việc không truy cập.

Hai lý do này đƣợc ngƣời viết nhắc lại bằng đại từ “these” bởi phép thế, điều này chứng tỏ ba câu có liên kết về nghĩa với nhau và câu thứ ba là câu kết cho hai nội dung của hai câu trƣớc. Giả sử ta tách câu thứ ba dịch riêng “These are the two most common reasons…” thì việc xác định nghĩa cụ thể cho từ “these” là rất khó, bắt buộc ta phải xét theo nghĩa của yếu tố nào đƣợc thế bằng đại từ “these”.

Hoặc nếu không dùng phép thế mà muốn giữ nguyên nội dung thì đoạn văn trên phải thay đổi cấu trúc ngữ pháp, có thể nhƣ sau:

“The two most common reasons why your computer won't access a server are that your computer's system software may not be configured to read the local area network and there might be a problem with the actual interface card or plug from your machine to the network.”

Hai lý do phổ biến nhất tại sao máy tính của bạn sẽ không truy cập vào máy chủ là: phần mềm hệ thống máy tính của bạn có thể không được cấu hình để đọc các thông tin từ mạng lưới khu vực địa phương có thể có một vấn đề với thẻ giao diện đang dùng hoặc điểm nối từ máy tính của bạn vào mạng.

Nếu kết cấu nhƣ vậy càng chứng tỏ hai luận cứ phía sau là sự diễn giải, bảo vệ hay chứng minh cho kết luận (luận đề) nêu phía trƣớc. Do vậy theo chúng tôi đoạn văn trên là một dạng lập luận đồng hƣớng của lập luận giản đơn.

 Luận cứ nghịch hƣớng

Nếu một đoạn văn có một lập luận gồm hai luận cứ và một kết luận, trong đó có một luận cứ hƣớng đến chấp nhận kết luận, còn luận cứ kia hƣớng đến phía không chấp nhận kết luận, nhƣ vậy đoạn văn có hai luận cứ gọi là nghịch hƣớng với nhau trong quan hệ với kết luận.

Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1Magnets attract some metals. 2They attract iron, nickel, cobalt and most

types of steel. 3But there are many metals they do no attract, including copper, aluminium, gold, tin, silver and lead.

(Nguồn: www.victoria.ac.nz/)

Nam châm hút một số kim loại. Chúng hút sắt, nickel, coban và hầu hết các loại thép. Nhưng có nhiều kim loại mà chúng không hút trong đó có đồng, nhôm,vàng, thiếc, bạc và chì.

Nhận xét đầu tiên của chúng tôi về vị trí của hai luận cứ và kết luận nhƣ sau:

+ Kết luận là câu thứ nhất của đoạn văn : Magnets attract some metals”. (Nam

+ Luận cứ thứ nhất:They attract iron, nickel, cobalt and most types of steel.” (Chúng hút sắt, nickel, coban và hầu hết các loại thép.)

+ Luận cứ thứ hai: “But there are many metals they do no attract, including

copper, aluminium, gold, tin, silver and lead.” (Nhưng có nhiều kim loại mà

chúng không hút trong đó có đồng, nhôm, vàng, thiếc, bạc và chì.)

Cho dù vị trí của kết luận đứng đầu nhƣng chúng tôi vẫn thấy rõ rằng luận cứ

thứ nhất: They attract iron, nickel, cobalt and most types of steel” (Chúng hút

sắt, nickel, coban và hầu hết các loại thép) là luận cứ có lực lập luận vì nó hƣớng

đến chấp nhận kết luận:Magnets attract some metals”(Nam châm hút một số kim

loại). Luận cứ thứ hai về nội dung ngƣợc lại với kết luận thể hiện ở mệnh đề phủ định: do not attract > < attract. Xét về nghĩa, hai luận cứ hoàn toàn trái ngƣợc nhau và có thể xếp hai lập luận này thành hình vuông lập luận nhƣ sau :

Về thực chất, lập luận có luận cứ nghịch hƣớng là sự kết hợp của hai lập luận trái ngƣợc nhau, trong đó vắng mặt một kết luận của một lập luận, ở đây là lập luận (2). Trên thực tế kết luận (2) in nghiêng không đƣợc dùng đến và nó cũng vắng mặt trong lập luận. Trong hai luận cứ này, nếu luận cứ (1) có lực lập luận vắng mặt thì lập luận sẽ có sẽ có dạng:

They attract iron, nickel, cobalt and most types of

steel.” (Chúng hút sắt, nickel,

coban và hầu hết các loại thép.)(1)

Magnets attract some

metals”. (Nam châm hút một

số kim loại.)(1)

but there are many metals they do no attract,

including copper, aluminium, gold, tin,

silver and lead.” (Nhưng có nhiều kim

loại mà chúng không hút trong đó có đồng, nhôm,vàng,thiếc, bạc và chì.)(2)

Magnets can not attract all metals.(Nam châm không thể hút tất cả các kim loại.)(2)

- Magnets attract some metals. But there are many metals they do not attract, including copper, aluminium, gold, tin, silver and lead.

Lập luận dƣới dạng này là lập luận thuộc kiểu tiêu biểu của lập luận đơn, mặc dù kết luận và các luận cứ có thể đứng ở những vị trí khác nhau nhƣng quan hệ lập luận vẫn đƣợc xác lập trên cơ sở nghĩa của luận cứ và kết luận.

2.4.3.2. Quan hệ giữa các tiền đề với nhau và giữa tiền đề với kết luận trong tam đoạn luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tam đoạn luận là một hình thức tiêu biểu của lập luận, đặc biệt là lập luận trong khoa học.Theo Diệp Quang Ban một trật tự “chuẩn” qui ƣớc của các mệnh đề trong một tam đoạn luận là bắt đầu từ mệnh đề làm đại tiền đề, tiếp theo là mệnh đề làm tiểu tiền đề, cuối cùng là kết luận (là mệnh đề có quan hệ đến cái riêng, cái bộ phận nêu ở tiểu tiền đề).

Ví dụ:

1Manufactured circuit components which contain definite amounts of

resistance are called resistors. 2In simplest terms, resistors resist, or oppose, the

flow of electrons through a circuit. 3Every material offers some resistance, or

opposition, to the flow of electric current through it. 4Good conductors, such as

copper, silver, and aluminum, offer very little resistance.5 Poor conductors, or

insulators, such as glass, wood and paper, offer a high resistance to current flow.

(Nguồn: http:/www.science-ebooks.com) Những linh kiện mạch điện có chứa một lượng trở kháng nhất định được gọi là các điện trở. Hiểu một cách đơn giản nhất, điện trở cản trở hoặc chống lại dòng chảy của các điện tử qua một đoạn mạch. Mọi vật chất đều có trở kháng đối với dòng điện chạy qua nó. Các chất dẫn điện tốt, như đồng, bạc và nhôm có trở kháng rất nhỏ. Các chất dẫn điện kém, hay chất cách điện, như thủy tinh, gỗ và giấy, có trở kháng cao đối với dòng điện.

Theo chúng tôi đoạn văn trên có nhiều ý, nhƣng tham gia vào tam đoạn luận

Đtđ Ttđ

Điện trở hay trở kháng cản trở dòng điện qua một đoạn mạch Khi cho dòng điện chạy qua chất liệu khác nhau đều có trở kháng

Kl Các chất dẫn điện tốt trở kháng nhỏ

Các chất dẫn điện kém trở kháng cao

- Cái chung ở đây là khái niệm về điện trở (trở kháng): là sự cản trở hoặc

chống lại dòng điện (dòng chảy của các điện tử qua một đoạn mạch).

- Cái riêng đƣa ra một nhận định: khi cho dòng điện chạy qua bất cứ chất liệu

nào cũng gặp phải trở kháng.

- Kết luận về sức trở kháng nhƣ sau: nếu không tính đến nhóm chất bán dẫn thì

nếu chất nào thuộc nhóm dẫn điện tốt tức là chất này có trở kháng nhỏ và ngƣợc lại chất nào thuộc nhóm dẫn điện kém sẽ có trở kháng cao với dòng điện chạy qua nó.

Trong các đoạn văn khoa học tiếng Anh về Điện tử -Viễn thông, kiểu trình bày lập luận theo lối diễn dịch nhƣ trên khá nhiều: 205/480 đoạn văn (khoảng 42.7%). Lý do là vì một đoạn văn khoa học chính là một văn bản khoa học thu nhỏ, do vậy mục đích của nó cũng vẫn là mang những tri thức khoa học đến với bạn đọc. Sự trình bày nội dung không chỉ dừng lại ở mức liệt kê các sự kiện mà thêm vào đó ngƣời viết phải giải thích, chứng minh những phát kiến đã nêu. Do vậy, một đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông đƣợc viết dƣới khuôn hình một tam đoạn luận rất đƣợc phổ biến bởi tính thuyết phục của nó trong việc truyền tải kiến thức đến ngƣời đọc. Một đại tiền đề đƣợc nêu ra, đƣợc giải thích cụ thể rồi có một kết luận có nghĩa là một nhận định hay một suy lý khoa học (suy lý diễn dịch: xuất phát từ cái chung đến kết luận về cái riêng) đã rõ ràng, không có gì mâu thuẫn giữa phần trƣớc và phần sau.

Bản chất suy lý diễn dịch này không thay đổi trong mọi trƣờng hợp trình bày của tam đoạn luận, kể cả khi có đoạn văn mà trật tự của đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận khác với chuẩn quy ƣớc.

Ví dụ: 1If you put a metal spoon into a cup of hot tea, the handle of the spoon soon feels hot itself. 2Heat from the tea makes atoms in the lower part of the

spoon vibrate faster. 3This energy is passed to neighbouring atoms so that they

vibrate faster as well. In this way, heat moves along the spoon. 4This movement

of heat is called conduction.

(Nguồn: The New book of popular science by Grolier International, Inc)

Nếu bạn cho một chiếc thìa vào ly trà nóng, cán thìa sẽ nóng dần lên. Nhiệt từ tách trà làm cho các nguyên tử ở phần tiếp xúc với nước trà của thìa rung nhanh hơn. Năng lượng này được truyền sang các nguyên tử khác và cứ như thế chúng rung cũng nhanh hơn. Bằng cách này, nhiệt di chuyển theo thìa. Sự di chuyển nhiệt này gọi là tính dẫn nhiệt.

Theo chúng tôi đoạn văn này cũng là một tam đoạn luận nhƣng đƣợc trình bày khác với trật tự chuẩn qui ƣớc: Đtđ – Ttđ – Kl mà ở đây là: Ttđ – Kl – Đtđ Ttđ

Kl (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho thìa vào cốc trà nóng, cán thìa nóng dần lên.

Nhiệt từ nƣớc trà nóng làm các nguyên tử của thìa rung nhanh và nhiệt di chuyển theo thìa.

Đtđ Sự chuyển nhiệt là tính dẫn nhiệt.

Trên thực tế cách trình bày một lập luận khá linh hoạt, để nhận diện đƣợc một tam đoạn luận đôi khi không đơn giản. Ngƣời phân tích phải tự tìm kiếm những mệnh đề có quan hệ lập luận với nhau và cố gắng đƣa chúng về dạng biểu hiện “chuẩn” để xác định vai trò của chúng trong lập luận.

Tiểu kết:

Chƣơng 2 này các vấn đề chúng tôi muốn trình bày thuộc góc độ nội dung của đoạn văn. Câu đề - câu chìa khóa – với những tác dụng và vai trò của nó chúng tôi đề cập ở mục 2.2. Ở mục 2.3 chúng tôi đã thực hiện khảo sát về một số hiện tƣợng liên kết giữa hai đoạn văn: có thể theo các phƣơng thức liên kết nhƣ

giữa câu với câu, cũng có thể còn do câu đứng đầu đoạn văn hay đoạn văn chuyển tiếp đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện liên kết và ở mục 2.3.4 là quan hệ giữa các đoạn văn do chính các từ nối đứng đầu đoạn văn đảm nhiệm.

Thêm vào đó, mục 2.4 của chƣơng này chúng tôi trình bày những tìm hiểu của chúng tôi về vấn đề mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận của một đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông. Mạch lạc là một vấn đề không mới nhƣng khai thác nó ở khía cạnh này chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc sàng lọc và phân tích tài liệu vv….do vậy những gì chúng tôi khảo sát ở chƣơng 2 này

chƣa thể là bài viết trọn vẹn về đoạn văn tiếng Anh ĐTVT dƣới góc độ nội dung.

Tuy nhiên để hoàn thành đề tài và qua công việc khảo sát tài liệu, chúng tôi cũng rất thú vị khi có đƣợc kinh nghiệm phân tích một đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông dƣới góc độ nội dung. Một đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông giờ đây không những cần thiết cho chúng tôi về tri thức chuyên ngành kỹ thuật mà nó còn thực sự hấp dẫn bởi sự vận dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, chính xác của ngƣời viết.

Chƣơng 3: ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC CẤU TRÚC

Nhƣ đã trình bầy ở trên, đoạn văn trong văn bản khoa học thƣờng tuân theo các tiêu chuẩn logic một cách chặt chẽ. Để diễn đạt một nội dung trọn vẹn, ngƣời viết phải tính toán để lựa chọn những cấu trúc hợp lý, phù hợp nhất. Khảo sát 480 đoạn văn trong các văn bản khoa học thuộc lĩnh vực ĐTVT, chúng tôi tiếp

cận cấu trúc từ hai góc độ: góc độ logic diễn đạt và góc độ triển khai chủ đề -

thuật đề.

Một phần của tài liệu khảo sát đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 65)