7. Bố cục của luâ ̣n văn
3.2.2. Mô hình với chủ đề xuyên suố t mô hình thứ hai của Moskal’skaja
Đây là mô hình lũy tiến chủ đề - thuật đề với chủ đề xuyên suốt, đƣợc nhắc lại trong từng câu. Theo tƣ liệu khảo sát của chúng tôi, mô hình đoạn văn dạng này là: 139/480 đoạn văn (chiếm khoảng 28.9%) và thƣờng xuất hiện ở những văn bản khoa học có nội dung miêu tả công cụ, bộ phận máy móc , sự vận hành máy hoặc muốn nêu một khái niệm, một định lý khoa học vv...
Khi chủ đề đƣợc nhắc đi nhắc lại, ngƣời đọc dễ dàng tri nhận tiêu điểm chính của đoạn văn. Ngƣời đọc sẽ tập trung tƣ duy từng thuật đề phát triển từ chủ đề duy nhất. Trên thực tế, nếu một văn bản có nhiều đoạn văn theo mô hình này sẽ tránh đƣợc sự cồng kềnh, ôm đồm nhiều nội dung trong một đoạn, điều này giúp ngƣời đọc phân khúc riêng từng nội dung và nắm bắt đƣợc ý của cả văn bản một cách dễ dàng.
Dƣới đây là một đoạn văn minh họa mô hình này:
T1 R1
T1
T1 R3
1A microprocessor is a tiny electronic circuit that can do many different things. 2It is a complicated intergrated circuit built on a small piece of silicon
called a chip.3 Microprocessors can control washing machines, run video
recorders and do all the working out in calcutors. 4They are also the heart of most
computers. 5The same microprocessor can do many different jobs.
(Nguồn: George Harrison, ―Faith and the Scientist‖)
Mạch vi xử lý là một mạch điện điện tử rất nhỏ mà nó có thể dùng làm nhiều việc. Đó là một mạch điện tích hợp phức tạp, đặt trên một tấm silicon nhỏ được gọi là chip. Các mạch vi xử lý có thể điều khiển máy giặt, vận hành máy thu hình video và làm các công việc tính toán tính. Nó cũng là trái tim của hầu hết máy vi tính. Bộ mạch vi xử lý giống nhau có thể hoàn thành nhiều công việc khác nhau.
Đoạn văn có mô hình phân tích cấu trúc nhƣ sau:
T1 R1 T1 T1 R3 R2 T1 T1 R5 R4 A microprocessor They a tiny electronic
Microprocessors can control washing mchine, run video recoders, &do all the working out in cacutors
It a complicated intergrated circuit
Nhìn vào mô hình ta thấy rất rõ chủ đề duy nhất xuyên suốt đoạn văn: “microprocessor” (mạch vi xử lý). Mỗi thuật đề là một thông tin mới về chủ đề duy nhất này. Hai câu làm nhiệm vụ giới thiệu, mô tả mạch vi xử lý: “a tiny
electronic circuit” (một mạch điện điện tử rất nhỏ); “a complicated intergrated
circuit” (một mạch điện tích hợp phức tạp). Câu thứ ba liệt kê các khả năng hoạt
động của mạch vi xử lý: “Microprocessors can control washing machines, run
video recorders and do all the working out in calcutors” (Các mạch vi xử lý có
thể điều khiển máy giặt, vận hành máy thu hình video và làm các công việc tính toán tính). Câu bốn khẳng định tầm quan trọng của mạch vi xử lý đối với máy tính qua từ “the heart”. Câu cuối chốt lại tính đa năng của mạch vi xử lý giống nhau “The same microprocessor can do many different jobs”.
Mỗi thuật đề là một thông tin mới, rõ ràng, ngắn gọn toát lên nội dung cô đọng về một bộ phận không thể thiếu trong nhiều loại máy đặc biệt là máy tính,
đó là chủ đề mạch vi xử lý.
Vì cả đoạn chung một chủ đề nên việc lặp từ vựng và thế đại từ là các phƣơng tiện liên kết nổi bật, cụ thể “microprocessor” đƣợc lặp hai lần, đại từ “it” lặp một lần, đại từ “they” lặp một lần. Bên cạnh đó nhiều từ, cụm từ trong đoạn có liên quan với nhau xung quanh một trƣờng nghĩa.
Ví dụ: microprocessors / control washing machines, run video recorders and do all the working out in calcutors (Các mạch vi xử lý / điều khiển máy giặt, vận hành máy thu hình video và làm các công việc tính toán tính). Ở đây có sự liên tƣởng định chức giữa danh từ: microprocessor và các động từ: control, run, do. Hay sự liên tƣởng định vị thể hiện giữa các từ: microprocessor /computer và microprocessor/ chip
Nhờ tất cả những phƣơng tiện liên kết vừa nêu mà đoạn văn có sự gắn kết rất chặt giữa các phát ngôn, tạo tính dễ ghi nhớ cho ngƣời đọc.
Mô hình nguyên mẫu nhƣ trên không phải lúc nào cũng xuất hiện trong các văn bản khoa học vì đôi lúc nó gây cảm giác không mới mẻ, kém hấp dẫn bạn
đọc vốn dĩ đã rất ngại khi phải đọc tài liệu. Quả vậy, chúng tôi tìm ra một số biến thể của mô hình trên, dƣới đây xin giới thiệu hai biến thể điển hình nhất.
3.2.2.1. Mô hình biến thể thứ nhất:
Đoạn văn minh họa và mô hình phân tích:
A transformer is a device which changes the magnitude of an alternating voltage.The transformer consists of a primary coil to which the input is applied and a secondary coil from which the output is obtained. The coils arre insulated and wound round a former. They have a core of soft-iron on which the former is mounted. The core is made from many thin sheets or laminations. The sheets are oxidized so that the sheets are insulated from each other. Oxidizing the sheets reduces eddy losses.
Máy biến áp là một thiết bị làm thay đổi độ lớn của một điện áp xoay chiều .
Máy biến áp bao gồm một cuộn sơ cấp để lòng điện được cấp tới nó và một cuộn thứ cấp báo đầu ra. Hai cuộn cảm này được cách điện và quấn quanh một cái khung. Chúng đều có một lõi sắt từ mà phần khung được gắn lên trên nó. Phần
T5 R2 R1 T1 T1 T2 R3 T2 T3 R5 R4 T4 R6 R7
lõi được làm bằng nhiều miếng sắt dát mỏng. Những tấm sắt mỏng này được ô xy hóa để cách điện với nhau. Việc ô xy hóa các miếng sắt mỏng sẽ giảm được sự thất thoát dòng xoáy.
Mô hình phân tích:
reduces eddy losses Oxidizing the sheets
are insulated and wound round a former
T5 R2 R1 T1 T1 T2 R3 T2 T3 R5 R4 T4 R6 R7
a device which changes... A transformer
consists of a primary... and a secondary... The transformer
The coils
have a core.... They
is made from many thin sheets The core
are oxidized... The sheets
Đây là đoạn văn nói về chức năng và cấu tạo của một máy biến áp: máy biến áp dùng để biến đổi điện áp xoay chiều, thành phần cấu tạo gồm hai cuộn cảm, khung và lõi.
Hai câu đầu với danh từ “transformer” T1 đƣợc lặp lại tạo cho cấu trúc đoạn
văn theo mô hình mẫu chuỗi chủ đề của Moskalskaja , nhƣng khi xuất hiện R2 thì
cấu trúc lại chuyển sang mô hình 1: lũy tiến chủ đề “the coils” nhờ việc lặp lại danh từ “the coils”.Tiếp theo bằng cách thế đại từ chỉ ngôi thứ ba số nhiều
“They” cho “the coils” cấu trúc đoạn văn trở về mô hình chuỗi chủ đề, lúc này T2
= they = the coils. Quan sát R4, R5, R6,T5 rõ ràng cấu trúc đoạn văn phát triển theo
mẫu lũy tiến chủ đề (móc xích chủ đề) khi lặp lại các từ: “a core”, “the sheets”. Bên cạnh đó có từ nối “so that” nhằm nhấn mạnh và đại từ quan hệ “which” đƣợc dùng bốn lần trong cả đoạn nhằm xác định thêm thông tin cho các từ “device”, “core” ví dụ: “a device which...”; “ a core of soft iron on which...”.
Tất cả các phƣơng tiện liên kết này làm cho bảy câu của đoạn văn có tính lôgic cao. Sự kết hợp của mô hình mẫu 2 (chuỗi chủ đề) và mô hình mẫu 1(lũy tiến chủ đề) không những tránh cho đoạn văn chỉ kéo dài một chủ đề quen thuộc mà còn phát triển đƣợc thêm các tiểu chủ đề từ chủ đề chung “transformer”. Đoạn văn vừa rồi có bảy câu, năm chủ đề, tiếp đây chúng tôi xin trình bày một đoạn văn cũng có bảy câu nhƣng chỉ có hai chủ đề, đó là biến thể thứ hai mà chúng tôi khảo sát.
3.2.2.2. Mô hình biến thể thứ hai:
Đoạn văn minh họa:
X- rays are a kind of energy which can be both useful and dangerous. They are waves like radio waves and light but they have much more energy. They travel at the same time speed as light, but can go right through some solid things which light cannot penetrate. The X-rays used in our hospitals, factories and laboratories are produced using X-ray tubes. In an X-ray tube, a beam of electrons is shot out from an electron gun at one end. The electrons travel down the tube, gaining speed all time as they are pulled towards a metal target by a very high voltage. When the electrons smash into the targe, some of their energy is changed into the penetrating radiation called X-rays.
(Nguồn : Oxford English for Electronics book)
Tia X là một loại năng lượng vừa hữu ích vừa nguy hiểm. Đó là loại sóng giống như sóng radio và ánh sáng nhưng mang nhiều năng lượng hơn. Chúng di
T1 R4 T1 R1 T1 T1 R3 R2 T2 R5 T2 T2 R7 R6
chuyển bằng tốc độ ánh sáng nhưng có thể xuyên thẳng vào những vật rắn mà ánh sáng không thể xâm nhập vào được. Những tia X dùng trong bệnh viện, nhà máy và phòng thí nghiệm được phát ra từ ống phóng tia X. Trong ống phóng tia X một chùm tia điện tử được bắn ra từ súng bắn điện tử đặt ở một đầu ống. Các tia điện tử được bắn ra sẽ di chuyển đến đầu kia của ống với tốc độ mà nó luôn đạt giống nhau khi bị hút về phía đầu cực bằng kim loại bởi một điện thế rất cao. Khi những hạt điện tử va đập vào tấm cực kim loại này, một phần năng lượng của nó biến đổi thành tia phóng xạ gọi là tia X.
Mô hình phân tích: T1 R4 T1 R1 T1 T1 R3 R2 T2 R7 T2 T2 R5 R6 a kind of energy…
Travel at the sane tine speed as light…
They
They are wave like radio waves and light…
X- rays
is shot out from an electron gun In an X-ray tube, a beam of electrons
are produced using X-tubes The X- rays used in hospital…
travel down the tube, gaining speed… The electrons
Đoạn văn phân khúc làm hai chủ đề: bốn câu đầu là T1= “The X- rays”, ba câu
cuối là T2= “The electrons”và đƣợc lũy tiến ở R4.
Bốn câu chủ đề T1 liên kết với nhau bằng việc thế đại từ ngôi thứ ba số nhiều:
“they” và phép lặp từ vựng danh từ : “the X -rays”. Ngoài ra T1 còn đƣợc duy trì,
liên kết do những quan hệ liên tƣởng giữa các cụm từ, ví dụ:
- The X- rays / radio waves, light (Tia X / sóng radio, ánh sáng – liên tƣởng
đồng loại)
- The X- rays / go right through some solid (Tia X / xuyên thẳng vật rắn – liên
tƣởng đặc trƣng)
- The X-rays / hospitals, factories / laboratories (Tia X / bệnh viện, nhà máy,
phòng thí nghiệm – liên tƣởng định vị)
Sau khi sử dụng mô hình kế thừa chủ đề từ câu 1 đến câu 4, tác giả có một
bƣớc lũy tiến chủ đề ở R4 và T2 xuất hiện từ đây cho đến hết đoạn văn. Cũng nhƣ
T1, T2 tồn tại nhờ phép lặp từ vựng và phép liên tƣởng, cụ thể nhƣ danh từ “the
electrons”đƣợc nhắc lại ba lần.
X- rays / electron gun (tia X /súng điện tử - liên tƣởng định chức)
X - rays tube …at one end / electron gun (đầu ống phóng tia X / súng điện
tử - liên tƣởng định vị)
X - rays / electrons (tia X / hạt điện tử - liên tƣởng bao hàm)
X- rays / penetrating radiation (tia X / tia phóng xạ - liên tƣởng đồng loại)
Mới đầu ngƣời đọc dễ nhầm tƣởng đoạn văn dạng này phức tạp, nhiều nội dung nhƣng khi xét từng câu thì lại thấy bố cục của đoạn rất rành mạch không đan chồng chéo nội dung các câu. Mỗi chủ đề đƣợc trình bày dứt điểm, đƣợc nhấn mạnh bằng cách nhắc hai, ba lần ở đầu câu với dụng ý giải thích hoặc đƣa thêm thông tin về chủ đề.
Kết cấu đoạn văn nhƣ vậy rất phù hợp cho đối tƣợng sinh viên năm cuối, vì giai đoạn này ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh giao tiếp của các em đã ở mức nhất định nào đó, có chăng là sự bỡ ngỡ với những khái niệm thuật ngữ chuyên ngành
kỹ thuật chính vì vậy việc giải thích kỹ từng chủ đề trong một đoạn văn là hết sức cần thiết.
Sinh viên là đối tƣợng ngƣời đọc có thời gian, nhƣng trình độ nghiên cứu ngoại ngữ chƣa sâu, các em khó có khả năng tổng hợp kiến thức kỹ thuật thông qua tiếng Anh một cách thoải mái nhƣ tiếng Việt. Theo chúng tôi những đoạn văn dạng này cần đƣợc xuất hiện nhiều ở giáo trình tiếng Anh chuyên ngành để giúp các em học tập đƣợc hiệu quả hơn.