7. Bố cục của luâ ̣n văn
2.3.1. Vai trò của nội dung đoạn văn trong việc tổ chức nội dung văn bản (góp
(góp phần tham gia chủ đề chung)
Nhƣ ở chƣơng 1 mục 1.1.1 chúng tôi đã đề cập, một văn bản khoa học
thuộc kiểu văn bản có khuôn hình mềm dẻo. Đi theo khuôn hình này văn bản thƣờng có ba phần gồm phần mở, phần thân, phần kết (hay phần đóng) và đƣợc dùng rộng rãi trong nhà trƣờng. Việc phân chia thành ba phần này là một cách bố cục (cấu tạo hình thức) văn bản chung nhất để phản ánh cấu trúc nghĩa (mặt nội dung) của văn bản. Ba phần trong kiểu văn bản này có thể đƣợc phân đoạn với sự hỗ trợ của cách tổ chức hình thức của văn bản nhƣ tách thành đoạn văn bằng cách xuống dòng, nhƣ phân chia thành những phần cụ thể có tiêu đề lớn hơn một đoạn văn, và cũng có thể không có dấu hiệu hình thức rõ ràng nhƣ thế.
Ngoài ba phần kể trên, văn bản thƣờng cũng có một đầu đề đứng đầu văn
bản (nhƣng không bắt buộc). Nhƣ vậy, một văn bản theo kiểu khuôn hình không cố định thƣờng gặp, nhìn chung, gồm có bốn yều tố: đầu đề, phần mở, phần thân, phần kết.
Chẳng hạn dƣới đây là một văn bản tiếng Anh ngành Điện tử -Viễn thông có thể là văn bản gồm bốn phần, trong đó có đầu đề, phần mở là đoạn văn thứ nhất, phần kết là đoạn văn cuối (nhƣ phần in đậm ), phần thân là hơn một đoạn văn.
Magnethydrodynamic (MHD) generation
In conventional power generation, fuel such as oil or coal is burned. The burning fuel heats boilers to produce steam. The steam is used to drive turbo- alternators. The MHD process generates electricity without requiring a boiler or a turbine.
MHD generation works on the principle that when a conductor cuts a magnetic field, a current flows through the conductor. In MHD generation the conductor is an ionized gas. Small amounts of metal are added to the gas to improve its conductivity. This is called seeding the gas. The seeded gas is then pumped at a high temperature and pressure through a strong magnetic field. The electrons in the gas are collected at an electrode. This movement of electrons constitutes a current flow.
Two methods of MHD generation can be used: the open- cycle and the closed- cycle. In the open- cycle method the hot gas is discharged. In the closed- cycle method it is recirculated.
The open- cycle method uses gas from burning coal or oil. The gas is seeded
and then passed through a magnetic field to generate current. The seeding elements are recovered and the gas can then be used to drive a turbine before being allowed to escape.
The closed- cycle method uses an inert gas, such as helium, which is heated indirectly. The gas is circulated continually through the MHD generator.
MHD generation is still in its early stages but already an efficiency rate of
60% has been reached. This compares with a maximum of 40% from conventional power stations.
(Nguồn: HaNoi University of technology – Faculty of foreign languages)
Căn cứ về hình thức, văn bản khoa học này không kể đầu đề gồm có sáu đoạn văn, trong đó phần thân gồm bốn đoạn. Dƣới đây là phần dịch của văn bản trên:
[II] Theo như cách truyền thống muốn tạo ra nguồn điện thì nhiên liệu như dầu hoặc thạn sẽ được đốt cháy. Việc đốt nhiên liệu sẽ làm nóng nồi hơi để tạo ra hơi nước. Hơi nước đó được sử dụng để điều khiển máy phát điện xoay chiều. Chu trình từ thủy động lực học tạo ra điện mà không cần tới nồi hơi hoặc tua bin nào cả.
[III] Sự phát điện MHD hoạt động theo nguyên lý như sau: khi một chất dẫn
điện đi qua từ trường thì một dòng điện sẽ di chuyển qua chất dẫn điện. Ở quá trình phát điện MHD chất dẫn điện là một loại khí đã được iông hóa. Một lượng nhỏ kim loại sẽ được cho vào chất khí để làm tăng tính dẫn điện của chất khí. Công việc này gọi là sự ―cấy khí‖. Sau khi được ―cấy khí‖, khí này được bơm qua từ trường với nhiệt độ và áp suất cao. Các điện tử ở lớp khí sẽ tụ lại ở điện cực. Sự di chuyển của các điện tử sẽ tạo nên sự di chuyển của một dòng điện.
[IV] Hai phương pháp của sự phát điện MHD có thể được sử dụng là: chu
trình mở và chu trình đóng. Theo phương pháp chu trình mở, khí nóng được tỏa đi, còn ở chu trình đóng thě khí nóng được quay vòng.
[V] Phương pháp chu trình mở sử dụng chất khí từ việc đốt than hoặc dầu. Chất khí được cấy thêm kim loại và cho đi qua từ trường để sinh ra dòng điện. Những nguyên tố cấy được khôi phục và chất khí có thể sau đó được sử dụng để điều khiển tuabin trước khi nó được cho thoát ra ngoài.
[VI] Phương pháp chu trình đóng sử dụng khí trơ, ví dụ như hê- li, được đốt
nóng một cách gián tiếp. Khí được quay vòng liên tục đi qua máy phát từ thủy động lực học.
[VII] Sự phát điện theo phương pháp từ thủy động lực học vẫn còn đang ở
giai đoạn đầu nhưng nó đã thực sự đạt hiệu quả đến 60%. Hiệu suất này là so với mức tối đa 40 % mà các trạm phát nguồn truyền thống đạt được.
Các yếu tố cấu trúc nghĩa khái quát của văn bản này nhƣ sau: [I] Đầu đề
[II] Phần mở
[VII] Phần kết
Đầu đề [I] trực tiếp nêu nội dung: một cách phát điện theo phƣơng pháp từ thủy động lực học.
Phần mở [II] định hƣớng cho phần thân, giới hạn nội dung phần thân thông
qua việc giới thiệu MHD là một cách phát điện khác với cách phát điện truyền thống.
Phần thân chia làm bốn đoạn căn cứ vào nội dung :
Đoạn văn [III] giới thiệu nguyên lý hoạt động của quy trình phát điện từ thủy động lực học. Nêu bật sự khác biệt về chất dẫn điện ở MHD là một chất khí và có một công đoạn gọi là “cấy khí”.
Đoạn [IV], [V], [VI] nói rõ hơn về MHD với chu trình đóng và chu trình mở. Chu trình nào cũng liên quan đến chất dẫn điện là chất khí nêu ở đoạn [III]. Đoạn [VII] nêu sự đánh giá của các nhà chuyên môn về hiệu quả của phƣơng pháp MHD trên thực tế.
Đối chiếu đầu đề với nội dung của sáu đoạn văn, chúng tôi thấy rằng đoạn văn nào cũng mang một thông tin mới góp phần tham gia vào chủ đề chung của văn bản. Tuy vai trò, nhiệm vụ của các đoạn văn có thể khác nhau nhƣng đều xây dựng chi tiết cho nội dung của văn bản.
Sợi dây liên kết giữa các đoạn văn và giữa các đoạn văn với chủ đề đó là phép lặp từ ngữ ở một số từ và cụm từ, ví dụ: generation, gas, method, turbine, closed- cycle, open- cycle…
Điều này chứng tỏ mỗi đoạn văn không phải là một nội dung rời rạc mà chúng đƣợc móc xích vào nhau và cùng hƣớng về chủ đề của văn bản.
Nhƣ vậy một đoạn văn ngoài sự đa dạng về cấu trúc nội tại, nó còn có vai trò đảm trách một vị trí nhất định trong việc tham gia cấu tạo văn bản. Cho dù đoạn văn nằm ở phần mở, phần thân hay phần kết của văn bản thì cũng vẫn đóng góp về mặt nghĩa cho nội dung văn bản đƣợc trọn vẹn.