Cấu trúc theo kiểu diễn dịch – quy nạp

Một phần của tài liệu khảo sát đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 76)

7. Bố cục của luâ ̣n văn

3.1.2.Cấu trúc theo kiểu diễn dịch – quy nạp

 Vị trí của câu đề

Câu đề trong một đoạn văn là câu nêu hƣớng trọng tâm hay còn gọi là “hạt nhân nghĩa” của toàn bộ đoạn văn. Nội dung câu đề nêu rõ đề tài tổng quan của đoạn văn và có tầm khái quát những ý khác có liên quan đến nó trong đoạn văn. Ở đây, hƣớng khảo sát của chúng tôi là tập trung vào một số vị trí của câu đề trong cả một đoạn văn tiếng Anh chứ không xét đến kiểu câu đề đứng thành một đoạn văn và làm thành câu mở đầu cho một số đoạn văn triển khai sau nó. - Cụ thể với cấu trúc diễn dịch, câu đề phải đứng ở đầu đoạn văn vì khi trình bày các ý theo kiểu diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trƣớc cái riêng sau. Một đoạn văn trình bày theo lối diễn dịch là đoạn văn có cấu trúc mở, ví dụ:

1The computers that we use today are much more portable and less

development of the microprocessor and microchip in the 1970s. 3The tiny silicone chip-less than 2 centimetres across but able to store millions of bits of

information led to the proliferation of smaller and more portable terminals. 4This

has resulted in the popular laptops of today which are used by more and more people in all kinds of activities both at work and leisure.

(Nguồn: http://learningcentre.usyd.edu.au)

1Các máy tính mà chúng ta sử dụng ngày nay có thể xách tay và ít tốn kém hơn bao giờ hết. 2Những tiến bộ này có thể đã được thực hiện bởi sự phát triển của bộ vi xử lý và vi mạch trong những năm 1970. 3Chip silicone nhỏ xíu khoảng hơn 2 cm bề ngang nhưng có thể lưu trữ hàng triệu bit thông tin dẫn đến sự gia tăng các thiết bị đầu cuối nhỏ hơn và di động nhiều hơn. 4Điều này đã dẫn đến các máy tính xách tay phổ biến ngày nay được sử dụng phổ biến bởi ngày càng nhiều người và nhiều loại hình hoạt động cả trong công việc và giải trí.

Trong đoạn văn này câu (1) nêu ý chung, ba câu sau là các ý diễn dịch ý chung đó. Có thể lƣợc đồ hóa cách trình bày diễn dịch các câu trong đoạn văn trên nhƣ sau (các con số thứ tự đại diện cho các câu theo trật tự hiện có của chúng trong đoạn văn)

Còn với cấu trúc quy nạp (cấu trúc đóng), câu đề sẽ có vị trí cuối đoạn văn vì ngƣợc lại với cấu trúc diễn dịch, trình bày theo kiểu quy nạp là trình bày những ý chỉ cái riêng trƣớc, ý chỉ cái chung sau.

Ví dụ:

1

Police, fire, taxi and ambulance crews use twoway radios for communicating

with headquarters or with each other. 2Car phones are linked to the main

(2) (3) (4) (1)

75

telephone network by radio. 3Ships and aircraft use radio for communication and

for navigation; 4they can work out their position using signals’ from radio

beacons. 5Television uses radio waves for transmitting pictures and sound.6

Spacecraft can be controlled by radio. 7In short, as well as sound broadcasting,

radio waves are used for many other types of communication.

(Nguồn: English for Telecommunication book)

1Cảnh sát, cứu hỏa, taxi, và xe cứu thương dùng máy liên lạc vô tuyến hai

chiều để liên lạc với trung tâm hoặc với nhau. 2Điện thoại trên xe nối với mạng điện thoại chính bằng máy vô tuyến. 3Tàu thủy và máy bay sử dụng máy vô tuyến để liên lạc và để định vị. 4Họ có thể tìm ra vị trí của mình bằng cách sử dụng tín hiệu từ chùm pha vô tuyến. 5Truyền hình sử dụng sóng vô tuyến để truyền đi hình ảnh và âm thanh. 6Tàu vũ trụ có thể được điều khiển bằng sóng vô tuyến. 7Tóm lại, ngoài việc dùng để phát thanh, sóng vô tuyến còn được sử dụng cho nhiều loại truyền thông khác nhau.

Có thể lƣợc đồ hóa cách trình bày quy nạp các câu trong đoạn văn trên nhƣ sau (các con số thứ tự đại diện cho các câu theo trật tự hiện có của chúng trong đoạn văn)

Một phần của tài liệu khảo sát đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 76)