nông dân trên đị bàn xã
Không ngừng nâng cao trình độ canh tác cho nông dân. Ngoài việc lựa chọn giống và lựa chon mô hình luân canh, trình độ thâm canh còn thể hiện ở kỹ thuật canh tác bao gồm: kỹ thuật làm đất, gieo trồng, bón phân, lựa chọn thời vụ, lựa chọn phương án đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động một cách hợp lý trên cùng một đơn vị diện tích.... Cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách tính toán chi phí, lợi nhuận để trên cơ sở đó họ tìm hướng đi vừa phù hợp với điều kiện của mình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất nông nghiệp càng phát triển, các nông sản phẩm được đưa ra thị trường một cách ồ ạt, giá cả của các mặt hàng này sẽ giảm xuống. Biện pháp để tránh được rủi ro là đa dạng hóa sản xuất. Ngoài ra, cần nỗ lực để giảm chi phí sản xuất bằng việc cải thiện công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Vì vậy, người nông dân cần biết và nắm chắc các kiến thức về thị trường và kĩ thuật sản xuất từ đó hoạch định ra được hướng sản xuất để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Song, các hộ nông dân ở xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn hay kiến thức về kĩ thuật sản xuất.
Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện khó khăn của xã, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận thị trường còn yếu, sản xuất theo tập quán lạc hậu, tự phát nên hiệu quả sản xuất thấp.
Biện pháp để nâng cao kiến thức cho người dân là khuyến khích người dân tham gia những buổi tập huấn khuyến nông được tổ chức hàng tháng, hàng năm do cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông đảm nhiệm, phụ trách giải đáp những thắc mắc, cung cấp thông tin hữu ích cho người dân. Bên cạnh đó, cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho lao động nông nghiệp để nâng cao trình độ, tạo công ăn việc làm cho nông dân lúc thời vụ nông nhàn. Ngoài ra vận động bà con nỗ lực lao động, dám vận dụng cái mới vào sản xuất, quyết tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình mình