Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51)

dụng đất canh tác

2.3.6.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác canh tác

Đối với sản xuất nông nghiệp kết quả được mang tính khách quan của tự nhiên nhưng yếu tố chủ quan cũng đóng vai trò quan trọng trong thành quả tthu được thông qua năng lực đầu tư, kiến thức, kinh nghiệm của người sản xuất. Đây cũng là nhân tố cụ thể quyết định sự khác nhau trong kết quả sản xuất nông nghiệp.

Qua nghiên cứu và phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sử sụng đất canh tác hộ điều tra ta thấy năng suất cũng như giá trị sản lượng cây trồng phụ thuộc vào phân bón, thuốc BVTV, cách chăm sóc… Trên địa bàn từng thôn nhờ có sự quan tâm của chính quyền, năng lực của hộ điều tra đã tạo sự chuyển biến tích cực, tạo ra sự chênh lệch giữa các thành quả đạt được của các nông hộ. Mức đầu tư chi phí trung gian có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả của nông hộ. Thường thì mức đầu tư càng cao thì sẽ mang lại kết quả cao. Tuy vậy qua tình hình điều tra chung 3 thôn trên địa bàn xã thì cho thấy tùy vào từng loại cây trồng mà có có mức đầu tư thích hợp và nếu đầu tư quá mức thì ngược lại cũng có thể làm giảm hiệu quả.

Mức đầu tư của các nông hộ khác nhau đối với từng công thức luân canh. Xét cụ thể trên CTLC Lúa- Lúa ta thấy rằng:

Với mức đầu tư ≤ 1300 nghìn đồng/sào/ năm thì giá trị sản xuất trung bình mỗi hộ thu được là 2.873,5 nghìn đồng/sào/ năm. Mức chi phí trung gian là 1.229,85 nghìn

đồng/sào đem lại phần giá trị tăng là 1.642,65 nghìn đồng/sào/năm. Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,34 đồng giá trị tăng thêm.

Với mức đầu tư 1.300 < IC <1.400 nghìn đồng/sào/năm thì giá trị sản xuất và giá tăng thêm trung bình mỗi hộ lần lượt là 3.110 nghìn đồng/sào/năm và 1.771,02 nghìn đồng/sào/năm cao hơn so với mức đầu tư trên. Nhưng cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra lại thu được 2,32 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,32 đồng giá trị tăng thêm.

Với mức đầu tư ≥ 1.400 nghìn đồng/sào/năm thì khi đó giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm bình quân mỗi hộ sẽ giảm xuống chỉ còn 2.918 nghìn đồng và 1.623,62 nghìn đồng. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 2,25 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,25 nghìn đồng giá trị tăng thêm. Qua đó cho thấy khi tăng chi phí trung gian sẽ làm tăng giá trị sản xuất tuy nhiên cũng chỉ ở một ngưỡng nhất định nào đó nếu ta vẫn tiếp tục tăng thì sẽ làm giá trị sản xuất lại giảm xuống. Theo ý kiến của các hộ nông dân điều tra được cho rằng nếu tăng chi phí trung gian đặc biệt là tăng lượng phân bón quá nhiều làm cho cây trồng sinh trưởng phát triên quá tốt sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển như rầy nâu, nấm… và đặc biệt do điều kiện tự nhiên ở đây thường xảy ra mưa lũ nên việc cây lúa phát triển quá tốt cũng có thể gặp trở ngại trong việc thu hoạch vào vụ Hè Thu.

Đối với CTLC Lạc- Sắn, thì cũng với các mức đầu tư khác nhau thì thì người nông dân đạt kết quả khác nhau.

Với mức đầu tư chi phí trung gian IC ≤ 1.060 nghìn đồng/sào/năm thì giá trị sản xuất trung bình mỗi hộ là 3.735,6 nghìn đông/sào/năm, giá trị tăng thêm là 2.721,6 nghìn đồng/sào/năm. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,68 đồng giá trị sản xuất và 2,68 đồng giá trị tăng thêm.

Vói mức đầu tư 1.060 < IC ≤ 1.700 nghìn đông/sào/năm thì giá tri sản xuất và gia tri tăng thêm trung bình mỗi hộ lên. Giá trị sản xuất trung bình mỗi hộ là 4.011,25 nghìn đồng /sào/năm và giá trị tăng thêm là 2.773,75 nghìn đồng/sào/năm. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 3,24 đồng giá trị sản xuất và 2,24 đồng giá trị tăng thêm.

Với mức chi phí IC > 1.700 nghìn đồng/sào/năm thì giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm một năm trung bình mỗi hộ lần lượt là 4.802,5 nghìn đồng/sào/năm và 2.897,5 nghìn đồng/sào/năm. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 2,52 đồng giá trị sản xuất và 1,52 đồng giá trị tăng thêm. Qua đó ta thây, đối với lọai cây trồng là lạc, sắn khi tăng thêm chi phí trung gian như phân bón, thuốc BVTV sẽ làm tăng năng suất cây trồng.

Đối với CTLC Ngô - Sắn, khi đầu tư thêm chi phí trung gian cũng làm tăng hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân.

Với mức đầu tư một năm IC ≤ 1.200 nghìn đồng/sào/năm thì giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trung bình mỗi hộ một năm lần lượt là 3.850,63 nghìn đồng/sào/năm và 2.730,92 nghìn đồng/sào/năm. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 3,44 đồng giá trị sản xuất và 2,44 đồng giá trị gia tăng.

Với mức đầu tư một năm 1200< IC < 1350 nghìn đồng/sào/năm thì giá trị sản xuất trung bình mỗi hộ là 4.013.33 nghìn đồng/sào một năm và giá trị tăng thêm là 1.987,78 nghìn đồng/sào.

Với mức đầu tư IC ≥ 1350 nghìn đồng/sào/năm, giá trị sản xuất trung bình mỗi hộ nông dân thu được là 4.013,33 nghìn đồng/sào/năm. Mức chi phí trung gian là 2.025,56 nghìn đồng/sào đem lại giá trị tăng thêm 1.987,78 nghìn đồng/sào. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,98 đồng giá trị sản xuất và 0,98 đồng giá trị tăng thêm.

Qua đó ta có thể thấy rằng với các CTLC khác nhau thì tùy mức đầu tư chi phí trung gian khác nhau mà mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Với CTLC này nếu càng tăng mức đầu tư IC có thể làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng cũng có thể với CTLC khác nếu càng tăng mức đầu tư thì dần dần cũng sẽ giảm hiệu quả .

Bảng 15: Ảnh hưởng của mức đầu tư chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác

ĐVT:1000đ/sào/năm

CTLC Chi phí trung gian (IC) Hộ GO IC VA GO/IC VA/IC

CTLC Lúa-Lúa IC ≤1300 8,00 2872,50 1229,85 1642,65 2,34 1,34 1300 < IC <1400 42,00 3110,00 1338,98 1771,02 2,32 1,32 IC ≥1400 10,00 2918,00 1294,39 1623,61 2,25 1,25 BQ chung 2966,83 1287,74 1679,1 2,30 1,30 CTLC Lạc -Sắn IC ≤ 1060 5,00 3735,60 1014,00 2721,60 3,68 2,68 1060 <IC ≤1700 4,00 4011,25 1237,50 2773,75 3,24 2,24 IC >1700 4,00 4802,50 1905,00 2897,50 2,52 1,52 BQ chung 4183,12 1385,50 2797,62 3,15 2,15 CTLC Ngô -Sắn IC ≤1200 8,00 3850,63 1119,71 2730,92 3,44 2,44 1200 < IC <1350 5,00 3976,00 1230,00 2746,00 3,23 2,23 IC ≥ 1350 3,00 4013,33 2025,56 1987,78 1,98 0,98 BQ chung 3946,65 1458,42 2488,23 2,88 1,88

Cụ thể xét mức bình quân chung trên các CTLC ta có thể thấy rõ:

- Đối với CTLC Lúa- Lúa , giá trị sản xuất bình quân mà mỗi hộ nhận được là 2.966,83 nghìn đồng/sào/năm. Với chi phí sản xuất một năm là 1.287,74 nghìn đồng/sào/năm thì đem lại phần giá trị gia tăng là 1.679,1 nghìn đồng/sào/năm. Cứ một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được mức bình quân chung là 2,3 đồng giá trị sản xuất và 1,3 đồng giá trị tăng thêm.

- Đối với CTLC là Lạc – Sắn, bình quân giá trị sản xuất một năm của mỗi hộ 4.183,12 nghìn đồng/sào. Với chi phí bỏ ra một năm là 1.385,5 nghìn đồng/sào thì mang lại giá trị tăng thêm là 2.797,6 nghìn đồng/sào. Khi bỏ ra một nghìn đồng chi phí trung gian sẽ thu được 3,44 đồng giá trị gia tăng và 2,44 đồng giá trị tăng thêm.

Đối với CTLC Ngô - Sắn, bình quân giá trị sản xuất một năm của mỗi hộ là 3.946,65 nghìn đồng/sào. Với mức chi phí trung gian bình quân một năm là 1.458,4 nghìn đồng/sào thì mang lại 2.488,23 nghìn đồng/sào giá trị tăng thêm. Cứ bình quân một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 2,88 đồng giá trị sản xuất và 1,88 đồng giá trị tăng thêm.

Qua số liệu phân tích trên ta thấy rằng đối với CTLC Lúa –Lúa thì người nông dân sử dụng mức đầu là ≤1300 nghìn đồng/sào/năm thì đưa lại hiệu quả cao nhất với 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,34 đồng giá trị tăng thêm. Trên CTLC Lạc – Sắn nếu xử dụng mức đầu tư ≤ 1060 nghìn đồng/sào/năm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn đối với CTLC Ngô - Sắn thì sử dụng mức đầu tư chi phí trung gian ≤ 1200 nghìn đồng/sào/năm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Như vậy cho thấy ở các mức đầu tư khác nhau của các hộ nông dân đem lại hiệu quả khác nhau. Không phải cứ đầu tư nhiều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn phải tùy thuộc vào từng thửa đất, từng công thức luân canh khác nhau. Do đó cần phải lựa chọn CTLC phù hợp từng loại đất với mức đầu tư hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51)