Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Hương Toàn

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

Người ta đánh giá sự phát triển của nền kinh tế thông qua cơ cấu của các lĩnh vực Nông – lâm – ngư nghiệp, Công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Theo hướng phát triển chung thì cơ cấu công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ lệ càng cao thì khu vực đó càng phát triển.

Trong thời gian qua kinh tế của xã Hương Toàn có sự phát triển nhưng còn chậm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Tuy vậy tốc độ chuyển dịch và tăng trưởng kinh

tế còn chậm, chưa bền vững, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và làng nghề kém phát triển, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đời sống nhân dan còn gặp nhiều khó khăn.

Tổng giá trị sản xuất của xã tăng qua 3 năm 2011 - 2013, năm 2011 là 118,78 tỷ đồng, năm 2012 là 126,86 tỷ đồng, năm 2013 là 127,6 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2011, tổng giá trị sán xuất năm 2013 tăng 7,84% tương ứng 8,82 tỷ đồng.

Trong cơ cấu kinh tế toàn xã thì tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản lớn nhất và giảm qua các năm. Năm 2011 tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế là 63,12%, năm 2012 là 48,95%, năm 2013 giảm còn 46,94%.

Bên cạnh việc giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, xã đã nổ lực tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng – dịch vụ. Tỷ trọng ngành thương mại,dịch vụ tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 tỷ trọng ngành dịch vụ là 21,98%, năm 2012 là 26,27%, năm 2013 là 27,5%. Còn tốc độ tăng trưởng của các ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng không ổn định. Năm 2011 tỷ trọng của ngành là 32,5%, năm 2012 là 30,34% và năm 2013 là 31,5%.

Qua bảng số liệu 5 cho thấy thu nhập của các ngành đều tăng qua các năm: năm 2011 nông – lâm – thủy sản là 58,2 tỷ đồng thì năm 2013 là 59,9 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng so với năm 2011 là 38,6 tỷ đồng thì năm 2013 tăng thêm 1,6 tỷ đồng, ngành thương mại, dịch vụ năm 2011 là 21,98 tỷ đồng, năm 2013 là 27,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy nên kinh tế của xã luôn trên đà tăng trưởng và phát triển.

Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản xã qua 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2013/2011 Giá trị ( tỷ đồng) % Giá trị ( tỷ đồng) % Giá trị ( tỷ đồng) % Gía trị ( tỷ đồng) %

Tổng gía trị sản xuất (GO) 118,78 100,00 126,86 100,00 127,60 100,00 8,82 7,84

Nông nghiệp- thuỷ sản 58,20 63,12 62,10 48,95 59,90 46,94 1,70 1,84

TTCN-XD 38,60 32,50 38,49 30,34 40,20 31,50 1,60 1,35

Thương mại, dịch vụ 21,98 18,50 26,27 20,71 27,50 21,55 5,52 4,65

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2013 - Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 1112,8 ha, đạt 100% KH, giống lúa xác nhận đạt 95% diện tích gieo trồng; năng suất bình quân 53,05 tạ/ha giảm 4,95 tạ/ha so cùng kỳ do thời tiết bất lợi trong giai đoạn trổ và dịch rầy nâu vụ Hè thu đã làm diện tích bị thiệt hại trên 30% năng suất, qua thống kê toàn xã là 313,45 ha.

Cây màu: diện tích 249 ha, năng suất đạt 49,0 tạ/ha, sản lượng 730,1 tấn. Cây ăn quả đặc sản quýt Hương Cần, qua kiểm tra thống kê diện tích quýt: 7,6 ha, năng suất bình quân 18 tấn/ha, sản lượng: 136,8 tấn

+ Chăn nuôi: Đã tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống dịch trên địa bàn; làm tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Tại thời điểm tháng 12/2013: đàn gia súc: trâu bò: 289 con, so với cùng kỳ tăng 33 con; đàn lợn: 5.735 con, so với cùng kỳ giảm 630 con. Gia cầm: chim cút 29.000 con, gà vịt 20.000 con đạt 130% so với kế hoạch.

+ Nuôi trồng thủy sản: Cá lồng: 230 lồng, so cùng kỳ tăng 39 lồng, sản lượng: 59,8 tấn.Hồ nuôi cá: 9,5 ha, sản lượng: 25,5tấn.

Trong năm đã tổ chức tập huấn KHKT cho nông dân toàn xã được 02 lớp, trong đó 01 lớp kỷ thuật trồng hành lá và 01 lớp kỷ thuật sử dụng hầm bioga.

- Sản xuất TTCN, thương mại và dịch vụ: Tổng thu 67,7 tỷ đồng, so với KH đạt 102,8%.

Sản xuất một số mặt hàng sản phẩm chủ yếu: bún tươi, rượu gạo, bánh kẹo, cốm, nón lá, đúc bờ lô; phát triển ngành nghề mộc, nề dân dụng, buôn bán hàng hoá và dịch vụ sửa chữa.

Nhìn chung sản xuất ngành nghề, TTCN, dịch vụ trên địa bàn xã năm 2013 diễn ra tương đối thuận lợi, chất lượng sản phẩm tiếp tục được nâng cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đã hoàn tất các thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống sản xuất bún Vân Cù.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)