Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất Bảng 17: Khó khăn trong quá trình sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59)

Bảng 17: Khó khăn trong quá trình sản xuất của các hộ điều tra

S1. Khó khăn SL Tỷ lệ (%)

2. Vốn 0 0,00

3. Chi phí đầu vào 26 15,76

4. Chất lượng đất 39 23,64

5. Thiếu kỹ thuật 2 1,21

6. Gía đấu thầu 10 6,06

7. Thời tiết 55 33,33

8. Giá bán nông sản thấp 33 20,00

Tổng khó khăn 100,00

(Nguồn : số liệu điều tra năm 2013)

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình sản xuất nhưng bà con nông dân xã Hương Toàn vẫn đối mặt với những khăn không tránh khỏi như: thời tiết, chất lượng dất, giá đấu thầu, chi phí đầu vào …. Qua điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân trên địa bàn thì có đến 91,97% số hộ nông dân đều đồng ý gặp khó khăn về thời tiết trong sản xuất (55 người đồng ý), tiếp đến là việc gặp khó khăn về chất lượng đất có 65% số hộ điều tra đồng ý (39 người). Việc chi phí đầu vào cao trong lúc giá bán nông sản thấp cũng

gây khó khăn trong quá trình sản xuất khiến cho các hộ nông dân e ngại trong việc đầu tư sản xuất dẫn đến năng suất, sản lượng cây trồng thấp. Trong tất cả các khó khó khăn mà hộ nông dân gặp phải thì thời tiết là nguyên nhân lớn nhất gây khó khăn trong sản xuất của hộ nông dân chiếm 33,33% tổng khó khăn. Do điều kiện thời tiết ở đây thường xuyên xay ra mưa lũ nên các hộ nông dân không dám đầu tư sản xuất cũng như đẩy mạnh hoạt động thâm canh tăng vụ. Tiếp đến là chất lượng đất, chiếm đến 23,64% tổng khó khăn, giá bán nông sản thấp chiếm 20 %, và chi phí đầu vào chiếm 15,76%, ngoài ra còn còn các khó khăn như giá đấu thấu và thiếu kỹ thuật thì chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí do đa số hộ nông dân ở đây đều có kinh nghiệm trong sản xuất. Sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, mức đầu tư chi phí cho từng giai đoạn phát triển cuẩ cây trồng không cao nên nông dân ở đây không gặp khó khăn vốn. Với các khó khăn đó khiến cho nông dân khó khăn trong việc đầu tư sản xuất cũng như lựa chọn cây trồng với CTLC thích hợp để mang lại hiệu quả cao mà phần lớn các hộ nông dân ở đây đều trồng lúa là chính và mục đích sản xuất ra phần lớn nhằm phục vụ cho tiêu dùng ... Ngoài ra là do thiếu thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm như ngô, sắn, lạc trong khi phần lớn nông dân ở đây nhỏ sản xuất nhỏ lẻ lại phục vụ tiêu dùng, còn lại được bán cho lái buôn nên phần lớn bị ép giá.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59)