Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho xã Hương Toàn trong tương la

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61)

Hương Toàn trong tương lai

Xã Hương toàn là xã có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch. Do đó, cần đinh hướng phát triển đồng bộ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, nâng cao đời sống người nông dân.

- Vùng sản xuất lúa: quy mô diện tích 666,43 ha, đất phần lớn là chuyên trồng lúa nướcdo đó nên thay đổi thường xuyên thay đổi giống cây trồng theo từng vụ nhằm hạn chế sâu bênh và rủi ro thời tiêt, nâng cao năng suất. Trong lĩnh vực nông nghiệp cần áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tăng năng suất cao và hạn chế chi phí công lao động làm đất gieo trồng và thu hoạch.. Một số khu vực đất trồng lúa có chuyển đổi được thì nên chuyển đối mục sử dụng sang các cây trồng khác hoặc thành phần kinh tế khác nhằm phát triển kinh tế của xã trong tương lai.

- Vùng trồng rau sạch và trồng hoa: Định hướng quy hoạch hình thành khu trồng rau sạch và trồng hoa tại các khu vực ven sông ở các thôn như Dương Sơn, Liễu Hạ, Giáp Kiền.... Đây là loại hình kinh tế rất phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, tạo thu nhập cho nông dân, khu vực trồng rau sạch - trồng hoa còn tạo cảnh quan môi trường xanh đẹp, cuộc sống bền vững trong tương lai cho xã.

- Vùng trồng cây lâu năm và hàng năm: Quy mô mô hình cây lâu năm chủ yếu tập trung khu vực ven sông được phù sa bồi đắp hàng năm. Chú trọng phát triển kinh tế vườn để góp phần làm giàu kinh tế hộ, việc làm vườn canh tác gần nhà là tận dụng quỹ thời gian lao động hiệu quả nhất. Tiến hành thử nghiệm, tuyển chọn các giống cây ăn quả có giá trị cao, phù hợp điều kiện tự nhiên và đất đai khu vực để quy hoạch cải tạo vườn tạp, hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Đặc biệt nên nhân giống mở rộng diện tích trồng quýt Hương Cần, loài quýt đặc sản được nhiều người biết đến được trồng ở khu vực ven sông thuộc thôn Giáp Kiền.

Định hướng quy hoạch một số đất trồng cây lâu năm và hàng nằm cần chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm phục vụ phát triển hạ tầng cơ sở của xã.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục phát huy nuôi cá lồng ở ven sông, ở các hộ gia đình tập trung tại thôn Giáp Thượng, tại khu vực ruộng của thôn Giáp Tây, Dương Sơn và Cỗ Lão, Liễu Hạ. Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi các loại thuỷ sản có giá trị cao như: lươn, chình, ba ba....

- Vùng chăn nuôi tập trung: Hiện nay chăn nuôi không phải là thế mạnh của xã nên không hình thành các khu chăn nuôi tập trung mà chỉ phát huy khả năng hiện tại tại các hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hoá, giải quyết nhu cầu về thực phẩm tiêu

dùng của thị trường để tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

- Tận dụng phụ phẩm trong các ngành nghề nấu rượu, làm bún...kết hợp với thức ăn chế biến để tăng chất lượng đầu ra, hạ giá thành trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61)