Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55)

Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc nhất định.Trong sản xuất nông nghiệp bao gồm công làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Tuy nhiên đối với mỗi loại cây trồng khác nhau sẽ yêu cầu

công chăm sóc khác nhau. Để xem xét công lao động đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất canh tác của hộ điều tra, tôi tiến hành tìm hiểu sự khác biệt trong đầu tư công lao động.

Tùy theo từng CTLC mà ở các mức lao động khác nhau sẽ mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Xét ở trên từng CTLC ta thấy:

Đối với CTLC Lúa- Lúa: Với mức lao động ≤ 5 công, giá trị sản xuất trung bình người nông dân thu được là 3.019,47 nghìn đồng/sào/năm. Mức chi phí sản xuất một năm trung bình là 1.339,22 nghìn đồng/sào/năm đem lại giá trị tăng thêm là 1.680,25 nghìn đồng/sào. Cứ bỏ ra một nghìn đồng chi phí trung gian sẽ thu được 2,25 đồng giá trị sản xuất và 1,25 đồng giá trị tăng thêm.

-Với mức lao động 6 - 7 công, giá trị sản xuất trung bình mà người nông dân đạt được trong một năm là 3.082,5 nghìn đồng/sào. Mức chi phí sản xuất một năm của hộ nông dân trung bình là 1.342,6 nghìn đồng/sào sẽ mang lại 1.740,37 nghìn đồng giá trị tăng thêm. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 2,3 đồng giá trị sản xuất và 1,3 đồng giá trị gia tăng.

- Với mức lao động > 7 công, giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của hộ nông dân là 3.640 nghìn đồng/sào/năm và 2.297,41 nghìn đồng/sào một năm. Cứ một nghìn đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được 2,72 đồng giá trị sản xuất và 1,71 đồng giá trị tăng thêm.

Đối với CTLC Lạc –Sắn: Với mức lao động 13 - 14 công, giá trị sản xuất một năm trung bình của hộ nông dân là 3.926,43 nghìn đồng/sào. Với mức chi phí trung gian một năm là 1.364,3 nghìn đồng/sào mang lại phần giá trị tăng thêm là 2.562,14 nghìn đồng/sào. Cứ một nghìn đồng chi phí sản xuất mang lại 2,88 đồng giá trị gia tăng và 1,88 đồng giá trị sản xuất.

- Với mức lao động > 14 công, giá trị sản xuất một năm trung bình là 3.930 nghìn đồng/sào. Với mức chi phí sản xuất là 1.348,33 nghìn đồng/sào mang lại 2.582,67 nghìn đồng/sào. Cứ một nghìn đồng chi phí sản xuất mang lại 2,91 đồng giá trị sản xuất và 1,91 đồng giá trị tăng thêm.

Đối với CTLC Ngô- Sắn: Với mức lao động 7 - 10 công, giá trị sản xuất trung bình một năm là 3.715,71 nghìn đồng/sào. Với mức chi phí trung gian là 1.310,71

nghìn đồng/sào mang lại 2.405 nghìn đồng/sào. Cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 2,83 đồng giá trị sản xuất và 1,83 đồng giá trị tăng thêm.

-Với mức lao động > 10 công, giá trị sản xuất một năm trung bình các nông hộ là 4.079,44 nghìn đồng/sào. Với mức chi phí sản xuất là 1.334,37 nghìn đồng/sào mang lại giá trị tăng thêm 2.745,1 nghìn đồng/sào. Cứ một nghìn đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được 3,06 đồng giá trị sản xuất và 2,06 đồng giá trị tăng thêm.

Lao động là một yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư công lao động nhiều thì giá trị sản xuất tăng nhiều mà còn phụ thuộc vào cơ cấu cây trông, tính chất dất đai. Mặt khác còn phải kết hợp với việc đầu tư phân bón… trong quá trình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua bảng số liệu ta thây đối với CTLC Lúa- Lúa với mức lao động >7 công thì người sản xuất có thể đạt hiệu quả sản xuất cao hơn các mức lao động khác mà có thể tiết kiệm được chi phí sản xuât.

Đối với CTLC Lạc –Sắn với mức lao động >14 công, vứi việc đầu tư thêm lao động thì người sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhưng hiệu quả kinh tếmà vẫn đảm bỏa được năng suất cây trồng cao. Đối với CTLC Ngô –Sắn, công lao động >10 công thì việc đầu tư công lao động cho việc chăm sóc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 16: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất

ĐVT: 1000Đ/sào/năm

CTLC Công LĐ Hộ GO IC VA GO/IC VA/IC

CTLC Lúa- Lúa ≤5 38,00 3019,47 1339,22 1680,25 2,25 1,25 6─7 16,00 3082,50 1342,13 1740,37 2,30 1,30 >7 6,00 3640,00 1342,6 2297,41 2,71 1,71 BQ chung 3247,32 1341,31 1906,01 2,42 1,42 CTLC Lạc-Sắn 13─14 7,00 3926,43 1364,3 2562,14 2,88 1,88 >14 6,00 3930,00 1348,33 2581,67 2,91 1,91 BQ chung 3928,21 1356,31 2571,90 2,90 1,90 CTLC Ngô-Sắn 7─ 10 7,00 3715,71 1310,71 2405,00 2,83 1,83 >10 9,00 4079,44 1334,37 2745,07 3,06 2,06 BQ chung 3897,58 1322,54 2575,04 2,95 1,95

Ngoài những yếu tố đó thì trình độ văn hóa, quy mô diện tích cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất. Nếu nói rằng trình độ văn hóa cao thì giá trị tăng thêm thu được là lớn hơn thì không hoàn toàn đúng mà còn phụ thuộc cào trình độ nhận thức của mỗi người.T uy nhiên nhìn vào mặt bằng chung ta có thể thấy trình độ văn hóa cao thì khả năng tiếp cận thông tin tốt, áp dụng cải tiến khoa học công nghệ nhanh hơn, tìm ra các giống mới đưa vào sản xuất, mạnh dạng đầu tư tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng đất. Quy mô diện tích canh tác trên 3 thôn vẫn còn thấp và không chênh lệch nhiều nên tôi không đề cập đến. Tuy vậy không phải quy mô diện tích tăng lên mà giá trị sản xuất thu được tăng lên mà nó còn phụ thuộc vào từng loại đất và phương thức canh tác cũng như việc lựa chọn cây trồng, công thức luân canh phù hợp với từng loại đất đó.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55)