Bảng 9: Tình hình đất đai của hộ điều tra
Chỉ tiêu DT (sào) Cơ cấu
(%) 1. Tổng DT 399,50 100,00 1. Tổng DT 399,50 100,00 a. Đất canh tác 343,50 85,98 Đất thuê mướn 21,50 5,38 Đất giao cấp 315,00 78,85 Đất đấu thầu 10,00 2,50 b. Đất ở 56,00 14,02 2. Một số chỉ tiêu bq a. Bq ĐCT trên hộ 5,73 b. Bq đất canh tác trên khẩu 1,21 c. Bq ĐCT trên LĐNN 3,37
(Nguồn : số liệu điều tra năm 2013)
Với tổng diện tích đất đai của hộ điều tra là 399,5 sào thì có đến 343,5 sào đất canh tác chiếm 85,98 % trong đó sử dụng đất giao cấp giao cấp là phần lớn còn lại 56 sào là đất ở chiếm 14,02%. Nếu xét diện tích đất canh tác bình quân của mỗi hộ thì con số này khá cao, với 5,7 sào/hộ và bình quân trên mỗi khẩu là 1,2 sào và bình quân trên mỗi lao động nông nghiệp khoảng là 3,37 sào.Qua số liệu trên cho thấy phần lớn người nông dân chỉ sản xuất trên phần đất được giao cấp chứ không mạnh dạng đầu tư, đấu thầu thêm đất để sản xuất. Các định hướng, hướng dẫn về cung cấp giống, nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ KHKT... ngày càng được nâng cao. Qua điều tra cho thấy quy mô diện tích đất nông nghiệp phù hợp với lao động của hộ, chủ yếu là lao động tự có của gia đình.
2.3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính của hộ điều tra tra
Năng suất ,sản lượng cây trồng là tiêu chí quan trọng của ngành trồng trọt, nó biểu hiện kết quả sản xuất, kết quả thâm canh của mối hộ nông dân. Thông qua điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn người dân về hiệu quả kinh tế của từng cây trồng trên địa bàn xã thu được kết quả như sau:
Bảng 10: Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính của hộ điều tra năm 2013
Cây trồng Chỉ tiêu ĐVT Hộ điều
tra
Lúa
Diện tích Sào/ hộ 4,9 Năng suất Kg/sào 253,3 Sản lượng Kg/ hộ 1239
Lạc
Diện tích Sào/ hộ 0,9 Năng suất Kg/sào 146,7 Sản lượng Kg/hộ 132
Ngô
Diện tích Sào/ hộ 1,6 Năng suất Kg/sào 308,1 Sản lượng Kg/hộ 493
Sắn
Diện tích Sào/ hộ 1,25 Năng suất Kg/sào 1218,8 Sản lượng Kg/hộ 1523,5
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Qua điều tra cho thấy lúa vẫn là cây trồng được nhiều hộ nông dân sử dụng nhiều nhất với diện tích 4,9 sào/hộ. Do điều kiện thời tiết và tình hình sâu bệnh giữa 2 vụ khác nhau nên năng suất lúa vụ Hè - Thu thường thấp hơn vụ Đông - Xuân nên năng suất lúa bình quân của hộ thường chỉ đạt 253,3 kg/sào thấp nhất so với các năm trở lại đây.
Lạc là cây cần nhiều chất dinh dưỡng, công lao động chăm sóc và không chủ động được nước tưới nên lạc được gieo trồng với diện tích nhỏ hơn, bình quân mỗi hộ khoảng 0,9 sào/hộ với năng suất không cao khoảng 146,7 kg/sào.
Ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít tốn công lao động chăm sóc nên được các hộ gieo trồng nhiều với diện tích bình quân khoảng 1,6 sào/mỗi hộ với năng suất khá cao 308,1 kg/sào.
Năng suất sắn trung bình là 1218,8 kg sắn tươi/sào với diện tích gieo trồng 1,25 sào/hộ. Điều đó cho thấy điều kiện ở đây khá phù hợp cho cây sắn. Phần lớn sắn được trồng xen canh hoặc luân canh với cây họ đậu để tận dụng khả năng cố định đạm. Hơn nữa sắn là cây trồng khá quen thuộc nên người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất, bố trí chế độ phân bón cũng như mùa vụ, cây trồng trong hệ thống luân canh, xen canh hợp lý và tốn ít công lao động góp phần quan trọng trong việc tăng năng xuất cây trồng.