Cơ cấu và các loại hình sử dụng đất canh tác của xã năm

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Cơ cấu đất canh tác của xã

Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã, chiếm tỷ lệ chủ yếu là đất canh tác. Cũng như các địa bàn khác, diện tích đất canh tác của xã có sự biến động qua các năm.

Qua bảng 6 ta có thể thấy rằng diện tích canh tác tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ tăng cũng không đáng kể. Năm 2011 diện tích dất canh tác là 715 ha chiếm 98,15% trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đến năm 2012 diện tích là 725,6 ha tăng 10,6 ha tương ứng với 1,46%. Năm 2013 diện tích đất canh tác là 733,34 ha tăng 7,74 ha so vói năm 2012 tướng ứng tăng 1,04 %. Trong nội bộ đất canh tác, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 90,88% (năm 2013). Diện tích đất trồng lúa của xã có xu hướng tăng qua các năm. Nếu năm 2012 so với 2011, diện tích tăng 4,2 ha tương ứng với 0,58% thì năm 2013 diện tích tăng 7,73 ha tương ứng vơi 1,03% so với năm 2012. Phần tăng này là do chủ trương của xã chuyển đổi một phần diện tích đất NTTS sang đất trồng lúa.

Còn lại diện tích đất trồng cây hàng năm khác: ngô, khoai, sắn, lạc rau đậu… diện tích này ít biến động. Năm 2012 diện tích trồng cây hàng năm khác là 66,91 ha chiếm 9,12% diện tích canh tác toàn xã, tăng 0,08% so với năm 2011 .Đến năm 2013 diện tích này hầu như không tăng. Do phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phần lớn chỉ thích hợp cho việc trồng lúa nước nên người dân e ngại trong việc chuyển đổi cây trồng.

Nhìn chung đất canh tác của xã qua các năm biến động không lớn lắm, ta có thể thấy điều đó qua các chỉ tiêu bình quân. Bình quân đất canh tác trên hộ nông nghiệp qua các năm thay đổi không nhiều. Năm 2011, bình quân đất canh tác trên hộ nông nghiệp là là 0,25 ha/hộ và đến năm 2013 là 0,24 ha/hộ. Năm 2011, bình quân đất canh tác theo LĐNN là 0,173 ha, đến năm 2012 bình quân đất canh tác trên lao động tăng lên được 0,18 ha. Đến năm 2013 bình quân đất canh tác trên hộ giảm còn 0,24 ha còn bình quân đất canh tác theo LĐNN là 0,19 ha. Điều này cho thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm.

Qua điều tra thu thập và đi thực địa trên địa bàn xã Hương Toàn, tôi nhận thấy được những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở đây gồm 2 loại hình chính

đó là luân canh và chuyên canh.

Luân canh: đây là loại hình sử dụng đất ít phổ biến ở xã Hương Toàn do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không thể phù hợp với nhiều loại cây nên đất nông nghiệp ở đây chỉ chuyên trồng các cây hoa màu ngắn ngày.

Chuyên canh: đây là loại hình sử dụng đất rất phổ biến ở xã Hương Toàn do điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với những giống cây đặc thù của vùng nên người dân chỉ chuyên canh trồng những giống cây đó.

Các loại hình sử dụng đất chủ yếu ở xã Hương Toàn:

* Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa: Đây là loại hình sử dụng đất phổ biến và tồn tại từ lâu ở xã Hương Toàn. Diện tích đất trồng lúa là 666,43 ha chiếm 90,88% đất canh tác của xã. Loại hình sử dụng đất này được trồng hầu hết ở những nơi có địa hình bằng phẳng, có khả năng tiêu thoát nước tốt. Loại hình sử dụng đất: Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu.

+ Lúa Đông Xuân: trồng các loại giống như lúa khang dân, TH5, T92-1, PC6, PQ1, Iri352, HT6, DV, HT1, B4. Thời gian gieo trồng của vụ xuân bắt đầu từ đầu tháng 2, thời gian sinh trưởng 130 ngày đến 150 ngày. Năng suất của vụ xuân đạt cao từ 55tạ/ha – 60 tạ/ha.

+ Lúa Hè Thu: Là vụ lúa sản xuất tiếp nối theo trên cùng một thửa ruộng đã sản xuất vụ đông xuân trước đó. Thời gian sản xuất của vụ HT từ cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 9 để tránh mưa lụt. Các giống lúa phổ biến áp dụng rộng rãi là giống ngắn ngày như TH5, PC6, PQ1, Khang dân, Iri352, TH1, HT6, DV, HT1 mà phổ biến là giống HT1.

* Loại hình sử dụng đất trồng hoa màu: được trồng trên vùng đất bãi bằng phẳng, tưới tiêu chủ động chủ yếu ở các thôn như thôn Dương Sơn, Thôn Cỗ Lão, Thôn Giáp Chùa, Thôn Liễu Hạ và Thôn Giáp Kiền... Diện tích đất trồng hoa màu 66,91 ha chiếm 9,12% đất canh tác. Đất có địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu được và chạy dọc ven theo dọc sông Bồ để thuận tiện cho việc chăm sóc tưới tiêu. Với kiểu sử dụng đất này, các loại rau như: Cải xanh, Bí đao, rau khoai, Cà chua, mướp và được trồng xen với một số cây lương thực ngắn ngày như sắn, ngô, đậu... được trồng luân canh hàng năm.

đất trồng ngô thường được ưu tiên ở đất có độ phì khá hơn. Thời vụ gieo trồng ngô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Lạc xuân: Đất trồng lạc của các hộ gia đình thường là những đất có độ phì kém hơn đất trồng ngô. Lạc xuân gieo trồng không tưới hoàn toàn nhờ nguồn nước tự nhiên. Thời vụ bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước và kết thúc vào trung tuần tháng 6 năm sau.

- Sắn: Thường được trồng xen với các lọai cây trồng khác như lạc, ngô, thời vụ trồng sắn từ tháng 2 - 3và thu hoạch tháng 8- 9 trước mùa mưa lũ. Trồng theo tập quán cũ, ít quan tâm đến kỹ thuật trồng sắn và do điều kiện thời tiết nên năng suất sắn đem lại là không. Các giống sắn đang trồng chủ yếu là sắn địa phương.

* Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả: Đất trồng cây lâu năm cây ăn quả có địa hình bằng phẳng hoặc hơi cao, chủ yếu là chống ngập úng và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Kiểu sử dụng đất này thích hợp với các loại cây như cam, quýt, ổi, chuối mà chủ yếu tập trung ở thôn Giáp Kiền và Giáp Chùa.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)