Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các công thức luân canh của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)

của hộ điều tra

Hiệu quả kinh tế được đánh giá qua các hệ thống chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, hiệu quả đầu tư, giá trị ngày công… Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp nên trước hết phải tính kết quả trên một đơn vị diện tích như giá trị sản xuất trên một sào đất canh tác (GO/sào), giá trị gia tăng trên một sào đất canh tác (VA/sào) và sau đó là các chỉ tiêu hiệu quả như: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng chi phí. Số liệu bảng 14 cho thấy:

Qua bảng số liệu cho thấy, xét về chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) thì CTLC Lạc - Sắn (CT2) có giá trị lớn nhất lần lượt là 3.973,67 nghìn đồng/sào/năm và 2.714,22 nghìn đồng /sào/năm với chi phí trung gian bỏ ra lại thấp nhất 1.259,44 nghìn đồng/sào/năm, tiếp đến là CTLC Ngô -Sắn (CT3) thì giá trị sản xuất (GO) là 3.857,03 nghìn đồng /sào/năm và giá trị tăng thêm VA là 2.512,43 nghìn đồng/ sào/năm, CTLC Lúa- lúa (CT3) thì giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm lại thấp nhất lần lượt là 3.039,45 nghìn đồng /sào/năm và 1.689,1 nghìn đồng/sào/năm trong khi chi phí trung gian bỏ ra lại cao nhất (1.350,35 nghìn đồng/sào).

Giá trị sản xuất của một sào đất canh tác trong năm so với tổng chi phí (GO/TC) của CT1 là 1,43 lần, CT2 là 1,19 lần, CT3 là 1,46 lần. Nếu đem so sánh giữa các công thức luân canh thì CTLC Ngô- Sắn có trị số lớn nhất, do hiện nay các hộ nông dân có xu hướng bán ngô tại đồng cho các lái buôn và sắn thì lại thu hoạch bán trực tiếp cho lái buôn ra cung ứng cho nhà máy tinh bột nên cũng giảm được chi phí công lao động xắt, phơi nên giảm được một phần chi phí lao động. Còn CT2 có trị số nhỏ nhất do lạc là cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển vần nhiều lao động

chăm sóc và làm cỏ hơn so với các CTLC khác nên nếu tính trên tổng chi phí thì CTLC này có chi phí lớn nhất.

Với giá trị kinh tế lạc đưa lại ngày càng cao, bà con xã Hương Toàn đang cố gắng tập trung đầu tư sản xuất lạc ở hiện tại và trong những năm tới.

Hiệu quả đầu tư đất đai xã Hương Toàn còn biểu hiện qua giá trị sản xuất so với chi phí trung gian (GO/IC) và giá trị tăng thêm so với chi phí trung gian (VA/IC). Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm so với chi phí trung gian của CT1 lần lượt là là 2,24 lần và 1,24 lần. Điều này có ý nghĩa là cứ một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra để sản xuất đối với CT1 thu được 2,24 đồng giá trị sản xuất và 1,24 giá trị tăng thêm. Tương tự đối với CT2 giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trong một năm so với chi phí trung gian lần lượt là 3,16 lần và 2,16 lần. Điều này nói lên rằng cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra thu được 3,16 đồng giá trị sản xuất và 2,16 đồng giá trị tăng thêm. Đối với CT3 lần lượt là 2,87 lần và 1,87 lần. điều này lý giải rằng cứ một nghìn đồng chi phí bỏ ra để sản xuất đối với CT3 thu được 2,87 đồng giá trị sản xuất và 1,87 đồng giá trị tăng thêm.

Xét về hiệu quả trên một đơn vị lao động thì CTLC Lạc – Sắn có hiệu quả về đầu tư lao động thấp hơn so với hai công thức còn lại. Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng so với công lao động đối với CT1 là 588,6 nghìn đồng và 326,31 nghìn đồng, CT2 là 288,41 nghìn đồng và 197 nghìn đồng, CT3 là 447,19 nghìn đồng và 291,3 nghìn đồng.

Bảng 14: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các CTLC của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT CT1 CT2 CT3

I.Tổng chi phí (TC) 1000đ 2122,58 3326,11 2638,35

1.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 1350,35 1259,44 1344,60 2.Chi phí tự có 1000đ 772,23 2066,67 1293,75 3.Công LĐ Công 5,15 13,78 8,63

II. Các chỉ tiêu hiệu quả

GO Lần 3030,26 3973,67 3857,03 VA Lần 1679,90 2714,22 2512,43 GO/TC Lần 1,43 1,19 1,46 GO/IC Lần 2,24 3,16 2,87 VA/IC Lần 1,24 2,16 1,87 GO/LĐ 1000đ 588,60 288,41 447,19 VA/LĐ 1000đ 326,31 197,00 291,30

(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2013)

CT1: CTLC Lúa – Lúa CT2: CTLC Lạc – Sắn

Công thức luân canh Ngô – Sắn và công thức luân canh lúa - lúa mặc dù có giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên một sào thấp hơn so với công thức luân canh Lạc – Sắn nhưng khi đặt nó trong mối quan hệ với mức đầu tư chi phí sản xuất, chi phí trung gian và lao động thì đây lại là những con số có ý nghĩa về mặt kinh tế. Có thể khẳng định cây lúa và cây ngô có giá trị cao và được bà con xã Hương Toàn ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao mà nó đem lại đồng thời phù hợp với điều kiện canh tác ở đây. Trong thời gian tới, bà con cần tập trung đầu tư cho các công thức luân canh này. Nhìn vào bảng ta thấy sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu hiện nay là “lấy công làm lãi” nên hiệu quả kinh tế đem lại là chưa cao.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)