0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 76 -76 )

Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, tín dụng và kỹ năng quản lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những biến động kinh tế mạnh mẽ trong năm qua, phần lớn các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế, đe dọa đến chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng Việt Nam, trong đó có chi nhánh Hà Thành.

Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động phù hợp cho các tổ chức định mức tín nhiệm ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, nó sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin khách quan, chính xác để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp.

Cho phép các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Ngay từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã

cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này, quá trình định giá sẽ không thực sự cạnh tranh. Việc mua bán nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay diễn ra rất khó khăn, phức tạp, kéo dài thậm chí từ hai đến ba năm. Cho phép các lực lượng nước ngoài tham gia thị trường này sẽ là giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển nhanh nhất .

Hoàn thiện các văn bản pháp lý về vấn đề xử lý TSĐB khoản vay theo hướng tăng quyền tự chủ cho các NHTM cũng như rút ngắn thời gian xử lý tài sản. Cho phép các NHTM được chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với TSĐB, nhất là bất động sản, nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát mại, khai thác và sử dụng TSĐB.

Đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân theo kế hoạch hợp tác với Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) và Công ty cổ phần đầu tư PCB (PCBH). Đây được xem là một bước tiến quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam sẽ cung cấp thông tin tín dụng về các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân cho các ngân hàng. Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân được hình thành do nhu cầu của thị trường thường hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm này sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi như từ nhà cung cấp tín dụng thương mại, người bán lẻ, Tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ, v.v...

Hiện nay, các TSĐB cho khoản vay ở các ngân hàng nước ta chủ yếu vẫn là bất động sản. Do vậy, phát triển thị trường bất động sản cũng chính là

tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý nợ xấu dễ dàng hơn. Thị trường bất động sản ở nước ta chưa phát triển đúng tầm và còn một số hạn chế: Thị trường phát triển không đồng đều và thiếu ổn định, tính cạnh tranh và minh bạch của thị trường từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán còn yếu. Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, khắc phục được những khuyết tật, trong thời gian tới Chính phủ cần phải: Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường bất động sản phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và lành mạnh; bổ sung hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng như: quỹ đầu tư bất động sản, quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường; cân đối cung - cầu hàng hoá cho thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở, bảo đảm chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; quản lý và nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường bất động sản trong đó có các tổ chức hỗ trợ thị trường như các tổ chức, cá nhân định giá, các tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn về bất động sản; hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo thị trường bất động sản, v.v…

Chính phủ cùng NHNN cần tăng cường chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, giúp các ngân hàng lành mạnh hoá tình hình tài chính, trong đó bao gồm việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu của các NHTM. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 76 -76 )

×