Hoạt động khai thác và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 42)

Tín dụng là hoạt động sử dụng vốn quan trọng trong mỗi ngân hàng do nó vừa chiếm tỷ trọng lớn cũng như đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, bên cạnh đó thì rủi ro đối với hoạt động này cũng không nhỏ. Trong các loại hình tín dụng, hoạt động cho vay được các ngân hàng chú trọng nhiều nhất.

Xét về cơ cấu, cho vay ngắn hạn liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Việc chuyển dịch cơ cấu này là đảm bảo an toàn và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, danh mục tín dụng chưa thực sự đa dạng, các khoản cho vay của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khách hàng nhỏ (doanh nghiệp nhỏ và khách hàng cá nhân). Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ theo loại hình kinh tế đối với VND của NHNNo & PTNN chi nhánh Hà Thành

Đơn vị : triệu VND Năm 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Công ty TNHH 17,227 31,7% 27,467 38,9% 31,015 41,5% Công ty cổ phần 9,443 17,3% 9,532 13,5 % 11,061 14,8% DN tư nhân 1,000 1,8% 2,965 4,2% 2,765 3,7% Kinh tế tập thể - 0% 565 0,8% 374 0,5% Kinh tế cá thể 13,261 24,4% 30,079 42,6% 29,521 39,5% Kinh tế khác 13,503 24,8% - 0% - 0% Tổng cộng 54,434 100% 70,608 100% 74,736 100%

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNNo & PTNN-chi nhánh Hà Thành

Thực hiện chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống là trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, bên cạnh việc luôn cố gắng đa dạng hoá danh mục tín dụng, những năm qua chi nhánh cũng dành những ưu đãi tín

dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng chi nhánh Hà Thành

Đơn vị : %

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011

DN lớn 8,2 9,3 10,1

DN vừa&nhỏ 67,4 48,1 50,4

Khách hàng cá nhân 24,4 42,6 39,5

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNNo & PTNN chi nhánh Hà Thành

Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chi nhánh chỉ duy trì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong một giới hạn nhất định.

Bảng 2.4: Kết cấu dư nợ theo thời gian NHNNo & PTNN-chi nhánh Hà Thành

Đơn vị: triệu VND

Năm Năm 2009 Năm2010 Năm 2011

Tuyệt đối Tỷ

trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối

Tỷ trọng

Ngắn hạn 465,240 85,5% 816,635 73% 1,216,107 78,4%

Trung&dài hạn 79,100 14,5% 303,888 27% 334,857 21,6%

Tổng cộng 535,340 100% 1,120,523 100% 1,550,964 100%

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNNo & PTNN –chi nhánh Hà Thành

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng theo thời gian của chi nhánh trong những năm qua tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn có những chuyển biến nhẹ. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, dư nợ tín dụng trung dài hạn đang có xu hướng giảm theo đúng định hướng của ngân hàng.

Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2011 thấp hơn so với năm 2010, đạt khoảng 6% (năm 2010 là 30%). Năm 2009 và đặc biệt là năm 2010 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt ở mức rất cao ở hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như năm 2010, chiến lược tăng tốc nhanh được ngân hàng chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu. Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng; tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng; thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả. Hầu hết các khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh lành mạnh.

Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện siết chặt các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, chi nhánh đã áp dụng phương thức cho vay tín chấp (cho vay dựa vào uy tín của khách hàng). Tuy hình thức này khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt, khách hàng có tiềm lực tài chính lớn, uy tín trên thị trường.

Hình thức này cũng áp dụng với cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm giúp họ mua sắm phương tiện đi lại, mua nhà với lãi suất cho vay ưu đãi.

Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, ngân hàng không chỉ giúp cho khách hàng bảo đảm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều đối tượng khách hàng và đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Khả năng thu nợ trong hoạt động tín dụng của NHNNo & PTNN chi nhánh Hà Thành

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số cho vay 987,650 1,336,581 1,216,107

Doanh số thu nợ 779,996 1,186,483 1,006,937

DS thu nợ/DS cho vay 81% 88,77% 82,80%

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành

Song song với công tác mở rộng tín dụng, chi nhánh cũng thường xuyên thực hiện sàng lọc khách hàng; tăng cường và không ngừng nâng cao công tác thẩm định tài chính và giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả. Chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và cố tình dây dưa kéo dài thời gian trả nợ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, do đó khả năng thu hồi nợ trong năm qua có sự giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 42)