Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của chi nhánh không ngừng phát triển, dư nợ tín dụng tăng trưởng với tốc độ cao, đặc biệt là trong năm 2010. Năm 2009 với tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động bất lợi, lãi suất ngân hàng tăng cao đã hạn chế nhu cầu vay vốn của nhiều khách hàng, cộng thêm sự chủ động cắt giảm tín dụng từ phía ngân hàng, do vậy doanh số cho vay trong năm giảm, dư nợ tín dụng cũng chỉ tăng nhẹ. Hoạt động quản lý tín dụng tại chi nhánh luôn được chú trọng. Dù chưa tổ chức được một bộ phận kiểm soát nội bộ nhưng hoạt động tín dụng vẫn được giám sát chặt chẽ theo mô hình sau:
Nguồn: NHNNo & PTNN – Chi nhánh Hà Thành
Nhiệm vụ của bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập này là thực hiện đánh giá độc lập về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của cán bộ, nhân viên chi nhánh.
Mặc dù chi nhánh đã thực hiện siết chặt công tác giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, củng cố hoạt động thu hồi nợ, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, các khách hàng của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2009, nhiều năm sau khi thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 của Ngân hàng Nhà nước, tình hình nợ xấu của chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ nợ xấu giảm và ở mức cho phép.
Chấp hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD). Trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. Nhìn chung, việc phân loại nợ của chi nhánh trong những năm qua vẫn được thực hiện chủ yếu theo phương pháp định lượng. Cụ thể, các khoản nợ xấu của chi nhánh được phân thành ba nhóm như sau:(1) Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày,
Giám đốc chi nhánh Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng Tín dụng
các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3&4 Điều 6 Quyết định này.
(2) Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3&4 Điều 6 Quyết định này.
(3) Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3&4 Điều 6 Quyết định này.
Sau nhiều năm thực hiện, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã bộc lộ một số bất cập. Một là, những quy định về phân loại nợ, chuyển các khoản nợ
sang nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc rủi ro cao hơn vẫn còn chung chung, khó áp dụng chính xác, chưa đề cập hết các trường hợp khoản nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Hai là, chưa thực sự tạo ra sự chủ động cho TCTD trong việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản nợ trong quá trình giám sát.
Chính vì vậy, ngày 25/4/2007, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN. Nội dung sửa đổi tập trung vào những hạn chế của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, theo đó, các khoản nợ được xếp loại chặt hơn về mức độ kiểm soát rủi ro, đồng thời nhấn mạnh hơn đến vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD (đã được yêu cầu thành lập theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).
Bên cạnh đó, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN còn xây dựng lại bảng tỉ lệ khấu trừ tối đa đối với giá trị tài sản bảo đảm theo hướng đánh giá trên cơ sở mức độ an toàn, hạn chế việc đánh giá theo chủ thể phát hành (mặc dù vẫn phân biệt nếu chủ thể đó là Nhà nước). Những sửa đổi này là cần thiết và đảm bảo cho hoạt động dự phòng và xử lí rủi ro được thực hiện tốt hơn.
Ngay khi Quyết định số 18 ra đời, chi nhánh đã thực hiện những điều chỉnh, bổ sung cần thiết trong hoạt động quản lý nợ nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng. Cụ thể tình hình nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua được phản ánh trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị:triệu VND
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ tín dụng 754.434 1,162,581 1,172,037
Nợ xấu 4,460 5,633 33,457
Nợ dưới tiêu chuẩn 3,610 4,110 14,349
Nợ nghi ngờ 820 1,504 19,107
Nợ có khả năng mất vốn 30 19 1
Nợ xấu/Dư nợ tín dụng 0,6% 0,5% 2,85%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành
Năm 2009 dư nợ tín dụng của chi nhánh là 754434 triệu đồng.đến năm 2010 là 1162581 triệu đồng,tăng 408147 triệu đồng so với năm 2009.Đến hết ngày 32/12/2011 thì dư nợ tín dụng là 1172037 triệu đồng,tăng 9456 triệu đồng. Nợ xấu lần lượt qua các năm 2009,2010,2011 lần lượt là 4460 triệu đồng,5633 triệu đồng và 33457 triệu đồng
Đến năm 2010, mặc dù có sự bùng nổ trong tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn giảm đáng kể. Tuy có sự gia tăng trong quy mô nợ xấu nhưng đó là do sự mở rộng mạnh mẽ của hoạt động tín dụng, doanh số cho vay tăng nhanh nên nợ xấu gia tăng cũng là điều dễ hiểu.
Năm 2011 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường.
Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng khó khăn. Các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa xuất nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm. Những nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 của chi nhánh tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng. Sự giảm sút trong chất lượng tín dụng này không xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quản lý, kiểm soát rủi ro của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tuy tăng nhưng vẫn ở trong mức độ cho phép, chưa phải là tình trạng đáng báo động. Hơn nữa, nợ xấu của chi nhánh trong nhiều năm chủ yếu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4, tỷ trọng nợ nhóm 5 là không đáng kể.
Biểu đồ 2.1: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNN & PTNN Chi nhánh Hà Thành
Nợ xấu của chi nhánh theo đối tượng khách hàng tập trung ở các doanh nghiệp và các cá nhân.theo đó chi nhánh đã đánh giá được kết cấu nợ xấu qua các năm 2009,2010 và 2011 lần lượt là 980 triệu đồng,1059 triệu đồng và 1495 triệu đồng ( xem bảng 2.8 ở dưới). Với tình hình trên chi nhánh ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro với các mức lần lượt là 412 triệu đồng, 528 triệu đồng và 600 triệu đồng tương ứng với các năm 2009,2010 và 2011.
Điều đáng lưu ý là toàn bộ số nợ xấu của chi nhánh hiện nay đều là các khoản nợ có TSĐB. Điều này góp phần chống đỡ cho ngân hàng những tổn thất trong hoạt động tín dụng do nợ xấu gây ra. Ngay từ khi thực hiện việc phân tích, đánh giá khách hàng, chi nhánh đã luôn chú trọng đến yếu tố TSĐB, chỉ tiến hành cho vay tín chấp đối với những khách hàng có uy tín lớn. Đó cũng là lý do quỹ dự phòng rủi ro mà chi nhánh trích lập hàng năm là tương đối nhỏ, chỉ là số tiền dự phòng chung theo quy định. Với quy mô quỹ dự phòng rủi ro như thế, chi nhánh không thể đảm bảo chống đỡ được những tổn thất cho ngân hàng, nhất là khi việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ thường phức tạp và tốn kém nhiều chi phí.
Bảng 2.8: Kết cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng của chi nhánh Hà Thành
Năm 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Doanh nghiệp lớn 78,4 8% 63,5 6% 119,5 8%
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
578,2 59% 635,5 60% 927,0 62%
Khách hàng cá nhân 323,4 33% 360,0 34% 448,5 30%
Tổng số nợ xấu 980 100% 1.059 100% 1.495 100%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành
Có thể thấy rằng, tình trạng nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung ở nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng khách hàng cá nhân cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Xét về quy mô thì tình trạng nợ xấu đều gia tăng ở cả ba nhóm khách hàng. Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nằm trong phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng nợ xấu lớn nhất và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn với đối tượng này.
Nhìn chung, nợ xấu chiếm một tỷ lệ khá cao so với thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Do vậy, nếu có thể kiểm soát và xử lý nợ xấu thành công sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho chi nhánh.
Bảng 2.9: Tác động của nợ xấu kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà Thành Đơn vị: triệu VND Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ xấu 4,460 5,633 33,457 Tỷ lệ nợ xấu 0,6% 0,5% 2,85% Thu từ lãi 210,546 264,710 287,250 Nợ xấu/Thu từ lãi 2,1% 2,12% 11,6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNNo & PTNN - Chi nhánh Hà Thành
Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh vào năm 2010 là do ngân hàng mở rộng cho vay và đặc biệt chú trọng vào cho vay ngắn hạn, công tác quản lý được quan tâm hơn nên chất lượng các khoản cho vay được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm. Năm 2010 ba năm sau khi nước ta gia nhập WTO, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế, do vậy nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất cao, nguồn thu từ lãi của chi nhánh nhờ đó cũng tăng nhanh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và bất động sản trong hai năm 2009 và 2010, nhu cầu vay vốn đầu tư vào hai lĩnh vực này cũng tạo điều kiện cho việc tăng doanh số và thu nhập của hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Như bảng 2.9 cho ta thấy tỉ lệ nợ xấu/Thu từ lãi của chi nhánh ngân hàng qua các năm 2009,2010 và 2011 lần lượt là 2,1% ; 2,12% và 11,6%. Điều này cho thấy nợ xấu sẽ tác động đến kết quả kinh doanh có lãi của ngân hàng.Khi nợ xấu càng tăng có nghĩa là khả năng thu lãi của ngân hàng càng gặp rủi ro cao.Khả năng thâm hụt lãi thu từ các hoạt động kinh doanh sẽ tăng.
tiền tệ. Do ảnh hưởng của yêu cầu mua tín phiếu và tăng dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khả năng cho vay của ngân hàng bị hạn chế. Mặt khác, cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM làm cho lãi suất cho vay tăng cao cũng làm cho nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm sút. Sự gia tăng của lãi suất cho vay không đủ bù đắp cho sự giảm sút mạnh trong doanh số cho vay và tình trạng gia tăng nợ xấu. Kết quả là nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm rõ rệt và tác động tới việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra của chi nhánh.