Biện pháp phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 55)

●Một là, duy trì kỷ cương, kỷ luật trong quản trị, điều hành, đặc biệt là việc tuân thủ các giới hạn về an toàn tín dụng theo các quy chế, quy định đã ban hành. Xác định giới hạn cho vay tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khách hàng làm cơ sở mở rộng tín dụng và giảm thiểu rủi ro.

Hai là, thường xuyên chủ động phân tích, đánh giá chất lượng các khoản cho vay để xác định chính xác thực trạng chất lượng tín dụng, từ đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề. Đối với các khách hàng có số dư nợ lớn, định kỳ 6 tháng, cán bộ tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng phù hợp. Định kỳ hàng tháng chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo các quy định pháp luật.

● Ba là, cán bộ tín dụng thường xuống các cơ sở kinh doanh, sản xuất của khách hàng để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay: Kiểm tra tại cơ sở của khách hàng (kiểm tra đảm bảo tiền vay và tình hình sử dụng vốn vay thực tế)

thông qua việc kiểm tra định kỳ: lần đầu chậm nhất là 20 ngày sau khi giải ngân, các lần tiếp theo là hàng tháng, quý tùy vào từng khách hàng và kiểm tra đột xuất thực hiện đối với khách hàng có những dấu hiệu không bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức cho các cán bộ tín dụng tham gia các đợt tập huấn về chính sách tín dụng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức pháp luật… Không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo cơ chế, động lực và môi trường làm việc tốt nhằm phát huy tối đa sức mạnh của nguồn nhân lực.

Bốn là, theo dõi đôn đốc thu nợ lãi và gốc theo từng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Lập và thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ 07 ngày. Tính lãi và gửi thông báo lãi cho khách hàng nhằm đôn đốc trả lãi theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Khi có các khoản nợ quá hạn phát sinh thì xác định rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách, quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 55)