Nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 61)

nợ xấu của chi nhánh

● Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất nợ xấu có liên quan đến cho vay ở lĩnh vực bất động sản kém hiệu quả. Tước khi có chính sách thắt chặt tiền tệ trong lĩnh vực nhà đất. Việc Ngân hàng Nhà nước có những quy định hạn chế sự phát triển quá nóng của bất động sản đã dẫn tới việc vốn của chi nhánh ngân hàng bị ách lại ở đây

Thứ hai về công tác thẩm định. Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của 1 số cán bộ tín dụng. Do chưa xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, chưa xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. 1 số Cán bộ đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu.

Thứ ba là nguồn cung cấp thông tin. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp,1 số cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông

tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp.

Thứ tư sự hợp tác của chi nhánh ngân hàng với các ngân hàng khác còn hơi lỏng dẫn đến việc có khách hàng cùng vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau,trong đó có chi nhánh ngân hàng cũng dẫn đến nợ xấu cho chi nhánh ngân hàng

● Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đối tượng khách hàng này có nhiều hạn chế như: quy mô vốn tự có thấp, trình độ hạn chế, năng lực công nghệ kém, thông tin không minh bạch, khó quản lý… Những đặc điểm này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nợ xấu của chi nhánh.

Năng lực và thiện chí trả nợ của khách hàng đôi khi còn yếu, làm gia tăng tình trạng nợ xấu. Một số khách hàng có biểu hiện chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ khi đến hạn mặc dù cán bộ tín dụng đã liên tục đốc thúc.

● Các nguyên nhân khách quan

› Hệ thống thông tin tín dụng còn bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng của NHNN (CIC) đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu và thiếu cập nhật. Qua đối chiếu giữa thông tin tín dụng và thực tế khách hàng có quan hệ tín dụng với một số ngân hàng, còn nhiều trường hợp khách hàng có quan hệ

với nhiều TCTD hoặc đã có nợ quá hạn tại một TCTD nào đó nhưng hệ thống thông tin tín dụng chưa phản ánh đầy đủ, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Sản phẩm của CIC chưa đáp ứng được yêu cầu của các TCTD, nhất là nhóm sản phẩm về nợ xấu, nợ ngoại bảng, tài sản đảm bảo tiền vay, thông tin cảnh báo, sản phẩm về tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ. Điều này một phần làm cho các TCTD chưa thật sự quan tâm đến việc khai thác thông tin từ CIC. Nhưng ở đây, lỗi không hoàn toàn thuộc về Trung tâm thông tin tín dụng mà các TCTD cũng có một phần trách nhiệm là chưa báo cáo đầy đủ về khách hàng, còn xảy ra tình trạng che giấu bớt thông tin.

› Môi trường kinh tế không ổn định: Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, khiến hầu hết các doanh nghiệp - những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Đơn cử là năm 2010, đầu tiên là tình trạng lạm phát tăng cao gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hạn chế do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đẩy lãi suất ngân hàng lên rất cao, chưa kể những biến động bất thường của tỷ giá. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, vỡ nợ ngân hàng. Khi mà lạm phát còn chưa bị đẩy lùi thì cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Trong năm qua, chi nhánh đã thực hiện chính sách tín dụng an toàn, siết chặt quản lý hoạt động tín dụng thế nhưng tình trạng nợ xấu vẫn gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng, do hoạt động của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp.

› Thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền và đánh giá khả năng trả nợ của khách

hàng. Tuy ở Việt Nam một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm nhưng mức độ thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phổ biến.

› Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa ổn định và còn nhiều bất cập: Những kẽ hở của pháp luật không chỉ tạo cơ hội cho khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng mà còn gây khó khăn cho công tác xử lý nợ xấu, thu hồi vốn. Các khoản nợ xấu của chi nhánh đều có TSĐB nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là rất khó khăn. Phần lớn TSĐB cho các món vay có giá trị lớn tại ngân hàng là đất đai, nhà cửa. Sự chồng chéo của các văn bản pháp luật gây không ít lung túng cho ngân hàng trong quá trình xử lý. Chẳng hạn, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo khoản 2, mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên.

Khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, theo khoản 3, mục III, phần B của Thông tư liên tịch số 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều thời gian và thủ tục, cụ thể là: 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản, 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản, 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá, 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản. Một hệ thống pháp luật đồng bộ với

các cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu cho ngân hàng.

› Thị trường mua bán nợ kém phát triển, thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu ngân hàng. Ở Việt Nam có một công ty mua bán nợ hoạt động chuyên nghiệp đó là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, công ty này chủ yếu tập trung hỗ trợ tiến trình cải cách DNNN, giải quyết các khoản nợ tồn đọng của các DNNN.

Ngoài ra, còn có tình trạng thiếu sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng. Một số cơ quan, tổ chức vẫn chưa nhận thức được việc xử lý nợ xấu không phải là nhiệm vụ của riêng ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung của các ngành có liên quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w