Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 68)

Định kỳ, thực hiện phân tích, đánh giá lại sự phù hợp của chính sách tín dụng với những diễn biến vĩ mô cũng như chiến lược của ngân hàng trong từng giai đoạn. Xây dựng hạn mức tín dụng và đa dạng hoá danh mục tín

dụng dựa trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích và dự báo xu hướng phát triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế mà ngân hàng dự định cho vay. Đối với các nhóm khách hàng có tình trạng nợ xấu cao, chi nhánh có thể xem xét hạn chế cho vay hoặc tăng cường các biện pháp bảo đảm tiền vay và thực hiện việc đánh giá, xét duyệt cho vay cẩn trọng hơn các khách hàng khác.

Xây dựng một mô hình xếp hạng tín dụng bao gồm nhiều chỉ tiêu tổng hợp (chỉ tiêu tài chính và phi tài chính) để làm cơ sở cho việc chấm điểm, xếp loại khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra quyết định cho vay hay không. Ngân hàng có thể tham khảo mô hình xếp hạng tín dụng của các ngân hàng khác và trên cơ sở điều kiện thực tế của chi nhánh để xây dựng mô hình phù hợp.

Ngân hàng không nên chỉ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đặt gánh nặng thành tích cho cán bộ tín dụng mà quan trọng hơn là phải nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó nên có phần thưởng thích đáng cho những cán bộ vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Với sự khuyến khích như vậy, cán bộ tín dụng không chỉ chú trọng gia tăng dư nợ tín dụng mà sẽ tích cực thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng khoản vay.

Đánh giá đúng mức vai trò của TSĐB đối với quyết định cho vay, hạn chế tư tưởng quá coi trọng TSĐB mà coi nhẹ hiệu quả và tính khả thi của dự án. Quyết định cho vay có TSĐB hay không cần được xem xét trong mối quan hệ với uy tín, năng lực của khách hàng và hiệu quả của dự án cũng như tình hình kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn kinh tế ổn định và phát triển hay ngành nghề hoạt động của khách hàng đang có sự phát triển vượt bậc thì ngân hàng có thể nới lỏng điều kiện TSĐB. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng hay ngành nghề của khách hàng đang lâm vào tình trạng khó khăn thì yếu tố TSĐB cần được coi trọng hơn. Thực ra, việc áp dụng các biện

pháp bảo đảm tiền vay cũng góp phần hạn chế rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, tuy nhiên ngân hàng cần có sự vận dụng linh hoạt, tránh lạm dụng.

Tăng cường vận động khách hàng mua bảo hiểm cho đối tượng cho vay (máy móc, thiết bị, cây trồng, vật nuôi, hàng hóa, v.v…) của ngân hàng và có chính sách ưu tiên đối với các khách hàng có mua bảo hiểm trong thời gian vay vốn tại ngân hàng. Việc làm này sẽ giúp tạo nguồn vốn trả nợ cho người vay, từ đó hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không may gặp các rủi ro bất khả kháng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 68)