1.2.2 Cấc mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 65)

1- Mục tiêu thứ nhất: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Vai trò tất yếu cần được tăng cường của Nhà nước trong quá trình phát triển dưới giác độ môi trường là rất cần thiết. Một phương pháp quản lý khoa học, mềm dẻo và không chồng chéo là cần thiết để quản lý một cách thông nhất môi trường. Năng lực nghiên cứu và khả năng thực hiện các biện pháp quan trắc, giám sát và thanh tra môi trường sẽ góp phần quyết định sự thành công của biện pháp quản lý.

2- Mục tiêu thứ hai: Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh họcvà đặc biệt là các vùng nhạy cảm sinh thái và đặc biệt là các vùng nhạy cảm sinh thái

Tự nhiên không phải là kho của cải vô tận mà con người có được mà nó có giới hạn và cũng như mọi thứ tài sản khác, nó cũng có giá trị và cần phải được định giá để sử dụng một cách hợp lý.

Nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tĩnh Đồng Nai trong thời gian tới là khá cao mà nhất là việc xâm hại đến các vùng sinh thái nhạy cảm là điều khó tránh do vậy việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và đặc biệt là các vùng nhạy cảm sinh thái là vô cùng quan trọng và cần thiết.

3- Mục tiêu thứ ba: Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường các đô thị

o nhiễm tại các đô thị do nước thải, rác thải sinh họat, khí thải giao thông...làm các thành phần môi trường đô thị bị suy giảm. Từng bước cải thiện và tiến tới nâng cao chất lượng môi trường các đô thị bằng các giải pháp quản lý và kỹ thuật là cần thiết và cấp bách.

4- Mục tiêu thứ tư: Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường các khu công nghiệp

Tốc độ phát triển các KCN tỷ lệ vđi sự gia tăng chất thải công nghiệp. Điều này có khả năng làm suy giảm các thành phần môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại. Do vậy cần từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường các KCN bằng các biện pháp quản lý và xử lý các chất thải công nghiệp, giáo dục và phổ biến kiến thức BVMT cho các doanh nghiệp.

5- Mục tiêu thứ năm: Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường các vùng nông thôn

Môi trường và tài nguyên ở nông thôn đang chịu ảnh hưởng do bởi chất thải các đô thị, các KCN, các làng nghề, các cơ sở sản xuất TTCN, các họat động nông nghiệp và việc khai thác bất hợp lý các nguồn tài nguyên. Việc cải thiện và từng bước nâng chất lượng môi trường ở nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sông cư dân nông thôn là công việc cấp thiết trong giai đọan tới.

6- Mục tiêu thứ sáu: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

Con người là chủ thể hưởng thụ và chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân và muôn phát triển lâu bền phải làm cho toàn xã hội được giáo dục và thông tin đầy đủ để tham gia có hiệu quả bằng việc thay đổi nhận thức trách nhiệm và hành động với lòng nhiệt tình trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển.

66

V. 2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

v.2.1. Quy hoạch môi trường tại các tiểu vùng đô thị hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w