Chất lượng không khí và tiếng ồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 39)

HIỆN TRẠNG PHẤT TRIEN KT-XH

111.1.1.2.Chất lượng không khí và tiếng ồn

Mạng lưới quan trắc chủ yếu ở các giao lộ có mật độ giao thông cao và khu dân cư tập trung. Thời gian quan trắc là vào mùa khô (từ tháng II đến tháng IV) và mùa mưa (từ tháng VIII đến tháng X).

(1) . 0 nhiễm bụi tại Tp. Biên Hòa

Qua kết quả quan trắc cho thây hầu hết các điểm thu mẫu đều có nồng độ bụi xâ"p xỉ hoặc vượt TCCP ở cả 2 mùa. Ngoại trừ các điểm quan trắc tại Khu du lịch Bửu Long và tại sở KHCN&MT (khu dân cư) có nồng độ bụi dưới tiêu chuẩn. Đặc biệt tại các giao lộ như ngã tư Hóa An, ngã ba Tân Vạn, ngã 5 Vũng Tàu, ngã tư Tam Hiệp, ngã 3 Chợ Sặt có nồng độ bụi giao động 0,62 - 3,98 mg/m3 (vượt tiêu chuẩn từ 2 - 13 lần). Nếu so sánh với nồng độ bụi tại các điểm này thời điểm năm 2001 thì tại ngã tư Hóa An - Tân Hạnh, ngã 3 Tân Vạn vượt tiêu chuẩn cao nhâ"t, mặc dù vào mùa mưa nồng độ có giảm nhưng vẫn luôn vượt TCCP.

(2) . Các châ"t ô nhiễm dạng khí:

Nhìn chung chất lượng không khí về các chỉ tiêu như SO2, NO2, co có tăng so với năm 2001 nhưng vẫn luôn nằm dưới tiêu chuẩn. Một sô" điểm đo có nồng độ SO2 tương đôi cao (vẫn thâ"p hơn tiêu chuẩn) như: ngã tư Tam Hiệp, ngã tư Hóa An, ngã 5 Biên Hùng.

(3) .Ô nhiễm do tiếng ồn:

Các vị trí quan trắc có mức ồn vượt tiêu chuẩn cho phép thường là tại các ngã tư, ngã 5 có mức độ giao thông cao và nhiều loại xe có trọng tải lớn đang lưu hành. Điển hình tại các nút giao thông như: ngã tư Hóa An, ngã 5 Vũng Tàu, ngã 3 Chợ Sặt mức ồn thường giao động từ 75 - 80 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép (theo TCVN 5949-1995 là 60 dBA).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 39)