Quan điểm quyhọach môi trường tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 64)

IV. 1.1.4 Ấp lựctừ khai thác tài nguyên khoáng sần

v.1.1.Quan điểm quyhọach môi trường tỉnh Đồng Na

QHMT vùng phải lấy khái niệm “phát triển bền vững” làm tư tưởng chủ đạo. Một thời gian dài trước đây chúng ta đã phát triển trên một quan điểm phát triển kinh tế truyền thông, đó là phát triển chỉ nhân mạnh đến tăng trưởng kinh tế và xem nhẹ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Dù phát triển theo quan điểm nào thì mục tiêu của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sông của con người. Với ý niệm đó, phát triển kinh tế truyền thông chỉ là một hợp phần quan trọng chứ không phải là mục đích.

Thế nhưng, một thực tế rằng, chỉ khi phát triển kinh tế đạt đến và giữ ở một mức độ nhất định thì chúng ta mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sông, mới có đủ năng lực và điều kiện để bảo vệ tài nguyên và môi trường, hỗ trợ và đi đến phát triển bền vững.

Một điều đặt ra đôi với các nhà hoạch định chiến lược phát triển và kể cả các nhà môi trường học là ngưỡng phát triển kinh tế ở mức độ bao nhiêu là hợp lý, hay các phạm trù kinh tế - môi trường - xã hội phải được điều tiết như thế nào để đạt được phát triển bền vững.

Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra các nguyên tắc và tầm nhìn cơ bản phản ảnh định hướng và chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường trong giai đoạn CNH và HĐH đất nước: "Bảo vệ môi trường là mục đích chung của Đảng, nhân dân và quân đội chúng ta... Đó là một nhiệm vụ then chốt tích hợp trong các định hướng và các kế hoạch cho việc phát triển KTXH ở các cấp độ nhà nước và các địa phương, một nền tảng quan trọng cho sự thành công trong quá trình CNH và HĐH cũng như sự phát triển hợp lý của đất nước".

Chính phủ cũng cam kết áp dụng các nội dụng và nguyên tắc cơ bản của Chương trình nghị sự 21 theo các điều kiện thực tế của đất nước. " Ngăn chặn ô nhiễm môi trường là yếu tố cơ bản chiếm ưu thế trong sự kết hợp với xử lý ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh các nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc hợp tác quốc tế vững mạnh trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.

64 Chỉ thị của Chính phủ đã cho đường lôi và sự ủy thác, quy hoạch môi trường đô thị phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời với mục tiêu và nội dung của Chiến lược Phát triển KTXH. Chúng là một nhiệm vụ tích hợp của Chiến lược Phát triển KTXH, mà được thực hiện trong mục tiêu phát triển bền vững.

2. QHMT phải được dựa trên sự phân tích của tình trạng môi trường hiện tại và các dự báo các khuynh hướng môi trường của các đô thị trong phạm vi công nghiệp hoá và hiện đại hoá với các tham khảo kinh nghiệm thích hợp của các đô thị/nước khác. Điều đó cũng phải thích hợp cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho việc thu hút các đầu tư nước ngoài và phải hình thành một cơ sở pháp lý cho việc phát triển các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn cho BVMT đô thị.

Với đường lôi đó, QHMT tỉnh Đồng Nai dựa trên các quan điểm sau:

1. Bảo vệ môi trường là mục đích chung của Đảng, nhân dân và quân đội ta... Đó là một nhiệm vụ then chốt tích hợp trong các định hướng và các kế hoạch phát triển KTXH ở cấp độ Vùng, một nền tảng quan trọng cho sự thành công trong quá trình phát triển đô thị và công nghiệp Vùng theo định hướng PTBV.

2. Mục tiêu và nội dung của quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai không tách rời với mục tiêu và nội dung của Chiến lược Phát triển KTXH mà cụ thể là QHPT kinh tế xã hội tỉnh. Chúng là một nhiệm vụ tích hợp của QHPT KTXH tĩnh, mà được thực hiện trong mục tiêu PTBV.

3. Các mục tiêu, nội dung của quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai trưđc hết phải khả thi, tức là phải phù hợp với điều kiện phát triển KTXH, trình độ khoa học, công nghệ và đặc biệt là khả năng huy động vốn.

4. QHMT lấy phòng ngừa là chính: Vì một mặt, phòng ngừa không để xảy ra ô nhiễm thì dễ hơn, dơ tốn kém hơn, căn bản hơn các biện pháp xử lý hoặc phục hồi những nơi đã bị ô nhiễm.

5. Các giải pháp quy hoạch phải từng bước theo hướng xã hội hoá thu hút các thành phần kinh tế có sử dụng các thành phần môi trường, tài nguyên tham gia.

6. QHMT là một bước tiếp theo của Chiến lược BVMT được cụ thể hoá cho tỉnh Đồng Nai, các mục tiêu và nội dung của nó mang tính “động” có thể bổ sung, thay thế và hiệu chỉnh để được thích hợp nhất trong mọi thời gian và không gian của quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 64)