1.1.3 Aplựctừ việc sử dụng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 51)

Mặc dù hiện nay Đồng Nai có độ che phủ rừng lớn hơn độ che phủ rừng của VĐNB (35,5%) và cả nước (33,2%), nhưng về diện tích và trữ lượng rừng trên đầu người được xếp vào loại thấp, do nếu trừ đi các loại cây (cây công nghiệp, cây ăn trái và cây lâu năm) thì độ che phủ chỉ còn 26,2%.

Theo quy họach đến 2010 độ che phủ của Đổng Nai lên đến 60%. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn trong sô" này là cây công nghiệp, cây ăn trái, cây rừng chỉ chiêm khỏang 30% độ che phủ. Chưa kể trong lượng cây rừng phần lớn là cây rừng mới trồng, chức năng che phủ chưa cao.

Sự suy giảm tài nguyên rừng trong một thời gian dài trước năm 2000 đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Đồng Nai, biểu hiện trên các khía cạnh: xói mòn và sụt lở đất dốc, giảm dòng chảy mặt, cạn nguồn sinh thuỷ, khô hạn lan rộng v.v...

Mặt khác độ che phủ rừng không đồng đều giữa các địa phương trong tĩnh. Nếu huyện Tân Phú có độ che phủ rừng cao nhất, thì Tp. Biên Hòa, Thông Nhất tỷ lệ che phủ rất thấp. Riêng vùng đầu nguồn Trị An thì độ che phủ vào loại khá thấp, điều này trực tiếp đe dọa hoạt động của hồ chứa, tính năng phòng hộ của rừng rất thấp, được xem là ở mức báo động nguy hiểm.

Đến năm 2010, hướng suy thoái rừng ở Đồng Nai là các kiểu rừng bị khai phá, câu trúc rừng bị thay đổi, các tầng cây gỗ bị mất đi và thay vào đó là tre nứa và tầng cây bụi, trảng cỏ, cuối cùng cây bụi trảng có biên thành đất canh tác ở những nơi có độ dốc thích hợp.

Nguyên nhân chính gây ra xu hướng này là tác động của con người. Như vậy từ một cấu trúc rừng tốt, bền vững chuyển thành một đơn vị có cấu trúc kém, ít bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 51)