Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 44)

HIỆN TRẠNG PHẤT TRIEN KT-XH

111.13.2.Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng nông thôn

(1) . Sông Đồng Nai đoạn từ ngã ba sông Bé đến cầu Hóa An

Diễn biến ô nhiễm giữa hai mùa khô và mưa không có sự khác biệt lớn từ hạ lưu sông Bé đến cầu Hóa An so với các năm trước.

Chỉ tiêu (DO) tương đối ổn định và nằm trong tiêu chuẩn cho phép > 6mg/l (TCVN 5942 - 1995) ở tất cả các vị trí thu mẫu.

Chỉ tiêu BOD vào mùa mưa vượt nhẹ từ 1 đến 1,4 lần so với tiêu chuẩn cho phép nguồn loại A còn mùa khô thì thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Chỉ tiêu COD ở một sô vị trí hợp lưu sông Bé - sông Đồng Nai, vị trí gần nhà máy đường Trị An và nhà máy đường Trị An mùa khô vượt từ 1 đến 1,35 lần.

Chỉ tiêu N-NH3 không đạt tiêu chuẩn ở các vị trí từ ngã ba (Sông Bé - sông Đồng Nai) đến cầu Hóa An vượt TCCP từ 1 đến 3,8 lần.

Ngoài ra, ở các chĩ tiêu pH, N-NO3, N-N02, Coliform và các chỉ tiêu kim loại nặng đ đoạn sông từ ngã ba (hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai) đến cầu Hóa An đều giao động trong phạm vi Tiêu chuẩn nguồn loại A qua 2 mưa khô và mùa mưa. Kết quả đánh giá cho thấy: đoạn từ ngã ba (Sông Bé - sông Đồng Nai) đảm bảo tiêu chuẩn với nguồn loại A. Ngoại trừ một sô tiêu chuẩn COD, BOD là vượt nhẹ khu vực nhà máy đường Trị An và đoạn sông gần nhà máy nước Thiện Tân là có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt từ đất liền từ cửa sông Bé đổ vào và các chất thải công nghiệp của nhà máy đường Trị An thải ra không đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A theo quy định của tĩnh Đồng Nai.

(2) . Sông Đồng Nai đoạn từ cầu Đồng Nai đến sông Gò Gia - Cái Mép

Kết quả quan trắc cho thấy: hàm lượng DO giảm thấp ở các vị trí thu mẫu so với tiêu chuẩn quy định nguồn loại A (> 6mg/l) ở cả 2 mùa khô và mưa. Hàm lượng DO giao động trong khoảng từ 3,8 đến 6 mg/1. Chỉ tiêu COD, BOD vào mùa khô ở tất cả các vị trí thu mẫu đều vượt TCCP đôi với nguồn loại B và tăng dần về phía hạ lưu (từ 1,1 đến 4,3 lần). Vào mùa mưa hàm lượng COD, BOD giảm đáng kể chỉ còn một vài vị trí như xã Long Hưng, Nhà Bè, sông Đồng Tranh cũng vượt tiêu chuẩn đối vđi nguồn loại A (từ 1,1 đền 2,1) lần.

Chỉ tiêu N-NH3 vượt tiêu chuẩn từ 2 - 15 lần (so với tiêu chuẩn loại A) vào cả hai mùa. Chỉ tiêu Fe vượt TCCP từ 1 đến 3 lần vào mùa mưa và từ 1 đến 7 lần vào mùa khô. Còn lại các tiêu chuẩn khác kể cả thuốc trừ sâu và kim loại nặng vẫn đảm bảo TCCP nguồn loại A.

(3). Sông La Ngà

44 Tất cả các giá trị pH, DO, BOD, COD, N-NƠ2, dầu mỡ, Coliírom đều đạt tiêu chuẩn nguồn loại B ở cả 2 mùa. Ngoại trừ hàm lượng Fe vào mùa khô vượt 1,5 - 2,5 lần, N-NH3 cũng vượt tiêu chuẩn từ 6 - 9 lần vào mùa khô và mưa vượt khá cao từ 8 - 11 lần mức quy định.

(4) . Sông Đồng Môn

Sông Đồng Môn là nguồn nước được phục vụ cho cấp nước công nghiệp ở KCN Nhơn Thạch, đã được tiến hành thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu hóa, lý định kỳ hàng tháng. Qua kết quả phân tích cho thấy sông Đồng Môn bị nhiễm bẫn hữu cơ từ các nguồn thải sinh hoạt của dân cư lân cận từ phía thượng nguồn đỗ vào, biểu hiện qua các chỉ tiêu bị ô nhiễm như: hàm lượng ôxy hòa tan (DO) giảm qua các tháng trong năm, thường giao động trong khoảng 3 - 4,6 mg/1 (so vđi tiêu chuẩn nguồn loại A > 6mg/l), BOD vượt nhẹ từ 1,1 đến 1,8 lần cao nhất là tháng 8 (= 6,7 mg/1), COD vượt từ 1 đến 2,5 lần, N-NH3 vượt từ 5 đến 27 lần. Như vậy, các chỉ tiêu trên đều không đạt tiêu chuẩn nguồn loại A dùng cho nước cấp sinh hoạt.

(5) . Hồ Trị An

Hầu hết các điểm thu mẫu ở cả 2 hồ chính và phụ đều có các chỉ tiêu hóa, lý đạt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A (TCVN 5942 - 1995). Riêng chỉ tiêu COD một sô" điểm vượt tiêu chuẩn từ 1,2 - 1,9 lần vào mùa khô, mùa mưa chỉ tiêu COD có giảm nhưng vẫn còn một vài điểm vượt TCCP từ 1 -1,3 lần, như các điểm tại xã Suôi Thượng, sông La Ngà đổ vào hồ Trị An và tại khu vực gần cầu La Ngà. Đặc biệt hàm lượng N-NH3 vượt so với TCCP từ 4 - 2 9 lần vào mùa khô ở các vị trí gần cửa đập, cửa sông Hàng Đào đổ vào, bờ phía thị trân đổ vào, xã Cây Gáo (huyện Thông Nhất), xã Ngọc Định (huyện Định Quán) vượt TCCP từ 1 - 2 lần. Vào mùa mưa thì hầu hết ở các điểm thu mẫu thường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

(6) . Hồ Núi Le, hồ Đa Tôn, hồ Gia Ui

Kết quả phân tích cho thây phần lớn các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu COD, Fe, N-NH3 hồ Gia Ui vượt 1,4 - 1,5 lần, hồ Núi Le vượt 1,7 - 2,8 lần, hồ Đa Tôn vượt 9 lần. Chỉ tiêu Fe ở hồ Đa Tôn vượt 1 - 1 , 5 lần. Qua các kết quả trên cho thây các hồ nhỏ trên địa bàn các huyện luôn biểu hiện một sô chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ nhất là chỉ tiêu N-NH3 thường không đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942 - 1995).

III.1.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn vùng nông thôn (1). 0 nhiễm bụi

Việc giám sát ô nhiễm bụi thường tập trung ở các khu thị trân đông dân cư. Kết quả phân tích cho thây ở các khu vực thị trân thường có hàm lượng bụi giao động từ 0,4 - 0,6mg/nv vượt nhẹ tiêu chuẩn cho phép (theo TCVN 5937 - 1995 là 0,3mg/m3) từ 1 - 1,3 lần và mùa

khô như: thị trấn Trảng Bom (huyện Thông Nhất), thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú), thị trấn Long Thành (huyện Long Thành) chủ yếu là do ảnh hưởng của bụi giao thông. Vào mùa mưa, hàm lượng bụi đo được ở các thị trấn đều thấy mức độ thấp với tiêu chuẩn quy định.

(2) . Ô nhiễm do tiếng ồn

Mức ồn ở các khu vực thị trấn thường giao động trong khoảng từ 65 - 77 dBA. Mức ồn cao nhất thường ở khu vực dân cư nằm dọc sát theo các QuôL lộ và do các ảnh hưởng của mực độ xe lưu thông thường xuyên ngày đêm cao. Còn các khu vực nằm xa các trục lộ vẫn giao động ở mức cho phép (65 - 77 dBA).

(3) . Các chất ô nhiễm dạng khí

Các tiêu chuẩn đo được SƠ2, NO2, co ở hầu hết các điểm khảo sát đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép ở cả 2 mùa mưa và mùa khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy họach môi trường tỉnh đồng nai từ nay đến năm 2010 (Trang 44)