Lạm phát ngày càng được kiềm chế trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 43)

7. Bố cục luận văn

2.1.1.Lạm phát ngày càng được kiềm chế trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Tốc độ lạm phát từ năm 2007 đến 2013 Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ lạm phát 12.6% 19,8% 6,8% 11,7% 18,13% 6,81% 6,04%

(Tổng cục thống kê Việt Nam – Báo cáo tình hình Phát triển kinh tế qua các năm)

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình Lạm phát tại Việt Nam đang đƣợc Chính phủ điều tiết khá tốt và có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên chỉ số Lạm phát tăng, giảm theo chu kỳ 2 năm tăng, 1 năm giảm lại thể hiện việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ vẫn chƣa mang tính ổn định mà còn biểu hiện của sự giật cục: lúc “lỏng” lúc “chặt”, làm cho lạm phát chƣa thực sự đƣợc kiểm soát có hiệu quả, theo đúng mục tiêu của quốc hội đƣa ra. Có những năm nhƣ 2008 hay 2011 tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức khá cao (>18%) cho thấy các chính sách để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ còn khá hạn chế. Trong

những năm 2007 – 2008 do nền kinh tế phát triển mạnh, tín dụng tăng trƣởng thúc đẩy các ngành phát triển đẩy tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao, giá của rổ hàng hóa chung tăng khiến lạm phát tăng ở mức cao. Một phần do chính sách tiền tệ của nhà nƣớc, một phần do việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại đã đẩy chi phí vốn huy động lên quá cao khiến các doanh nghiệp mất nhiều chi phí về vốn đi vay sản xuất, vô hình chung đẩy giá thành hàng hóa sản xuất lên cao.

Hình 2.1: Diễn biến CPI, lƣơng thực thực phẩm và CPI các loại từ 2009 - tháng 2 năm 2013

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong những năm 2007, 2009 và 2010 NHTƢ đã nới lỏng chính sách tiền tệ, đặc biệt là năm 2009 NHTƢ sử dụng gói kích cầu lãi suất cho sản xuất của các doanh nghiệp, đã cung một lƣợng tiền khá lớn cho nền kinh tế dẫn đến M2 tăng là yếu tố đẩy lạm phát tăng cao. Trong năm 2010, thì chính phủ lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hút tiền về qua OMO, hạ lãi suất cơ bản… khiến tỷ lệ lạm phát dần đƣợc kiềm chế, giảm xuống dƣới một con số nhƣ năm 2009 và 2012. Đến năm 2013, tiếp tục sử dụng CSTT thắt chặt nên lạm phát đạt mức 6,04%, nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế lại giảm còn khoảng 5,4%. Đó cũng là mặt trái của chính sách tiền tệ, khi đạt đƣợc mục tiêu kiềm chế lạm phát thì kéo theo là giảm tăng trƣởng nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 43)