Mục tiêu của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 48)

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay

Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong mọi thời kỳ của NHNN luôn nhằm đến là kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trƣởng kinh tế để giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên các mục tiêu này luôn trái chiều nhau khi thực hiện đẩy mạnh tăng trƣởng thì kéo theo sẽ là lạm phát tăng, hoặc kiềm chế lạm phát thì sẽ dẫn tới không tăng trƣởg đƣợc kinh tế nên không giải quyết đƣợc việc làm. Kể từ năm 2007 đến nay chính sách tiền tệ của NHNN đƣa ra luôn là: kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trƣởng kinh tế để giải quyết công ăn việc làm. Cách mà Ngân hàng nhà nƣớc thƣờng sử dụng đó chính là điều tiết lƣợng cung tiền và điều hành lãi suất phù hợp với tình hình lạm phát, tình hình cung – cầu về vốn, và chú ý đến vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Tuy nhiên không thể thực hiện đồng thời hai động thái này vì khi thực hiện giảm lãi suất thì sẽ phải tăng lƣợng cung tiền. Đỉnh điểm năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã tăng lên 19,8%/năm, một hồi chuông báo động cho nền kinh tế phát triển quá nóng. Nhà nƣớc bắt tay triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ, đƣa ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, nhờ vậy tỷ lệ lạm phát của năm 2009 đƣợc đƣa về còn 6,8%. Đây quả là một kỳ tích, phát huy đúng hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, khi giảm đƣợc lạm phát từ 19,8% năm 2008 xuống còn 6,8% năm 2009 thì GDP có xu hƣớng tăng chậm lại (từ 6,23% năm 2008 xuống còn 5,32% năm 2009). Do đó, ngay trong năm 2009 Chính phủ đã đƣa ra gói kích cầu trong đó gói hỗ trợ lãi suất (khoảng 1 tỷ USD) để hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Vì vậy, GDP năm 2010 đã tăng lên 6,78%. Nhƣng do khối lƣợng tiền đƣợc tung ra quá lớn qua hai con đƣờng Ngân sách và Ngân hàng nên lạm phát năm 2010 đã tăng tới 11,7% và 2011 là 18,13%. Do lạm phát tăng trở lại nên GDP của năm

2010, 2011, 2012 có xu hƣớng giảm (6,78% năm 2010, 5,9% năm 2011, và 5,03% năm 2012). Nhƣ vậy, từ 2007 – 2011, các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTT đã đƣợc điều hành rất linh hoạt song lại có tính chất “giật cục”, lúc lỏng quá, lúc chặt quá. Thay đổi một cách nhanh chóng làm cho nền kinh tế hình thành một chu kỳ: cứ 2 năm lạm phát cao thì có 1 năm lạm phát thấp. Rút kinh nghiệm đến năm 2011, mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn đặt lên hàng đầu, sau đó là tăng công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Chính sách tiền tệ đƣợc duy trì thắt chặt trên cơ sở thực hiện nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu: giảm lãi suất cơ bản, giảm lƣợng cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng bằng các đợt tuyên truyền tiết kiệm điện, nƣớc, than… nên kết quả là lạm phát năm 2012 đã giảm về 1 con số (6,81%), và lạm phát năm 2013 đã giảm xuống còn 6,04%.

Năm 2013, kinh tế thế giới phục hồi chậm và vẫn tiếp tục khó khăn; các thị trƣờng xuất khẩu và thu hút đầu tƣ chủ yếu của Việt Nam vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng suy giảm; các chính sách điều chỉnh của những nền kinh tế lớn chƣa đem lại kết quả nhƣ mong đợi, độ rủi ro và tính bất định còn cao. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nƣớc ta. Ở trong nƣớc, những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trƣởng chậm đƣợc giải quyết; quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn; sản xuất, kinh doanh khó khăn, tồn kho còn lớn, nợ xấu còn cao, kinh tế dù tăng trƣởng nhƣng chƣa thực sự vững chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại. Trong bối cảnh nhƣ vậy, mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát đƣợc Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đặt lên hàng đầu. Do đó, định hƣớng chung của Ngân hàng Nhà nƣớc trong năm 2013 là điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý; thị trƣờng tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; hoạt động của hệ thống TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Do vậy, lạm phát năm 2013 đã giảm thấp hơn năm 2012 nhƣ đã trình

2.2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Bảng 2.5: Thực tế lựa chọn mục tiêu của CSTT ở Việt Nam Bảng 2.5: Thực tế lựa chọn mục tiêu của CSTT ở Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm

2008

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mục tiêu chính phủ chọn Mục tiêu tăng trƣởng; Nới lỏng CSTT Chống lạm phát; thắt chặt CSTT Chọn mục tiêu tăng trƣởng KT; Nới lỏng CSTT Tăng trƣởng KT;Nới lỏng CSTT Chống lạm phát; Thắt chặt CSTT; CSTkhóa Chống lạm phát; thắt chặt CSTT; CSTkhóa Chống lạm phát; thắt chặt CSTT Lạm phát 12,63% 19,89% 6,88% 11,75% 18,53% 6,81% 6,04% Tín dụng 53,9% 25,4% 37,7% 31,19% 14% 8,91% 12,51% Tổng phƣơng tiện thanh toán 43,67% 17% 28,67% 29,8% 12% 20% 18,51% GDP 8,5% 6,23% 5,2% 6,7% 5,9% 5,03% 5,4%

(Nguồn: Tổng hợp theo diễn biến của các chỉ tiêu từ năm 2007 - 2012)

Qua thống kê cho thấy từ năm 2007 đến nay chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát luôn đƣợc chính phủ lựa chọn linh hoạt giữa nới lỏng và thắt chặt tùy từng thời kỳ. Điều này đã chứng minh đƣợc sức mạnh của chính sách tiền tệ hàng năm bằng việc tỷ lệ lạm phát đƣợc giảm xuống 2 con số. Từ những năm 2007 mức tăng trƣởng tín dụng quá nóng đã dẫn đến khó điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, tuy nhiên điều này đang đƣợc chính phủ điều chỉnh rõ nét ở những năm gần đây. Cụ thể trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đƣợc cải thiện và tƣơng đối ổn định. Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012 và 6,04%% năm 2013). Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008. Đây cũng là mức cao nhất so với các nƣớc trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nƣớc có mức lạm phát cao thứ 2.

Tuy nhiên, nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012 và 2013. Lạm phát đƣợc giảm xuống còn 6,81% năm 2012, và 6,04% năm 2013. Cụ thể việc sử dụng chính sách tiền tệ của NHTƢ từ năm 2007

Năm 2008: Chính sách tiền tệ thắt chặt

Năm 2007 để lại cho năm 2008 một xu thế lạm phát tăng, cùng với ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2008 là năm mà nền kinh tế trong nƣớc có nhiều biến động lớn, thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc trải qua những biến động chƣa từng có về lãi suất tỷ giá…Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đầu năm và nới lỏng dần cuối năm để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% - 11% đồng thời mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dữ trữ bắt buộc. Phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng nhà nƣớc bắt buộc trong đó ba Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn nhất, mỗi ngân hàng phải mua 3.000 tỷ đồng. Các loại tín phiếu trƣớc đây đƣợc giao dịch trên thị trƣờng mở với Ngân hàng

nhà nƣớc thì giờ Ngân hàng nhà nƣớc nói rõ là không đƣợc tái cấp vốn. Từ tháng

2/2008 các loại lãi suất chủ đạo của ngân hàng nhà nƣớc tăng hơn trƣớc. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nƣớc ban hành quyết định số 03/2008/QĐ - NHNN ngày 1/2/2008 quy định các NHTM phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt điều hành CSTT của NHNN.

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 2/2008, các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt

điều hành chính sách tiền tệ của NHNN25.

1. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% , mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó từ đầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN.

2. Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM Nhà nƣớc có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng nƣớc ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc,

gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thƣờng kỳ.

Điều đặc biệt nữa, nếu nhƣ các loại tín phiếu trƣớc đây đƣợc giao dịch trên thị trƣờng mở với NHNN để đƣợc vay tái cấp vốn thì quyết định lần này NHNN nói rõ là không đƣợc vay tái cấp vốn. Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm thời thanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN. Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới 364 ngày, hay gần 1 năm.

3. Từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn trƣớc. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.

4. NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM, Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trƣớc đây.

Với 4 quyết định đƣợc coi là cứng rắn và cƣơng quyết nói trên trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc đã gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu cực, tức thì của thị trƣờng tiền tệ và của Ngân hàng thƣơng mại. Có thể nói đây là cú phanh gấp trong quá trình tụt dốc của nền kinh tế nhằm ngăn chặn vật giá leo thang và lạm phát.

Trƣớc tiên thị trƣờng tiền tệ nóng lên chƣa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trƣờng liên ngân hàng hầu nhƣ chỉ có ngƣời vay mà không có ngƣời cho vay. Trên thị trƣờng tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2 - 3 lần.

Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới đƣợc coi nhƣ “một quả bom” dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trƣờng hiện nay, với mức kỷ lục là 12%/năm.

Không chịu thua, ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đƣa ra chƣơng trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Không chịu kém, từ ngày 22/2/2008, NHTM cổ phần Sài Gòn

(SCB) đƣa ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới 13,5%/năm. Một số NHTM còn đƣa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến 1,3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền với khối lƣợng lớn, hay giữ chân khách hàng rút tiền tới hàng tỷ đồng.

Đây đƣợc coi là mức lãi suất “cực kỳ nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều ngƣời nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 ở nƣớc ta.

Còn NHTM CP An Bình thì tăng cao lãi suất nhƣng chủ yếu ở kỳ hạn ngắn: 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần,…Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 4 tuần lên tới 7,8%/năm.

Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng đƣợc coi là rất nguy hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…

Lãi suất thị trƣờng mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thƣờng. Thị trƣờng “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trƣờng mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.

Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chƣa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trƣớc đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu nhƣ chỉ có các NHTM Nhà nƣớc, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tín phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, trái phiếu đô thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với khối lƣợng lớn vốn đó, còn phần đông các NHTM cổ phần thì không.

trƣờng liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất “họ” vay đƣợc của NHNN. Không phải làm gì, các NHTM Nhà nƣớc kiếm đƣợc các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trƣởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM.

Nhƣ vậy, các chính sách chủ yếu của NHTƢ trong thời gian này là nhằm thu hút tiền tệ về đồng thời thắt chặt tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại. Phản ứng của thị trƣờng tiền tệ trong lúc này là: Lãi suất biến động mạnh và liên tục tăng cao trong những tháng đầu năm và giảm dần trong những tháng cuối năm: Trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 2/2008 đến tháng 5/2008 lãi suất huy động liên tục tăng cao trong cuộc chạy đua về lãi suất có lúc lên tới 19% và cho vay ra là 25%…Tuy nhiên, những tháng cuối năm, lãi suất thị trƣờng có xu thế giảm: lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ giảm 2,5% - 3%/ năm. Diễn biến các mức điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc 2007 – 2008 đƣợc thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Biến động lãi suất năm 20085

(Đơn vị: %)

Năm 2008

Lãi suất cơ bản

Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất cho vay tối đa Lần 1 8,25 6,5 4,5 12 Lần 2 8,75 7,5 6,0 13 Lần 3 12 13 11 18 Lần 4 14 15 13 21 Lần 5 13 14 12 19,5

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)