Áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 98)

7. Bố cục luận văn

3.3.3.Áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc hiểu là chính sách mà ngân hàng trung ƣơng sẽ đƣa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thƣờng là 5 năm) và đƣợc quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc coi là thành công nếu nhƣ trong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.

Chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc áp dụng nhiều bởi các nƣớc phát triển và các nƣớc mới nổi khi lãnh đạo các nƣớc nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh có thể không quá lớn so với định hƣớng dài hạn đã xác định từ thời gian trƣớc.

Việc điều hành CSTT của NHNN VN hiện nay còn có những khó khăn, bất cập. Điều hành CSTT chủ yếu theo phƣơng thức lấy tổng phƣơng tiện thanh toán (M2) làm mục tiêu trung gian và duy trì sự ổn định của tỷ giá, chủ trƣơng neo tỷ giá VND với USD trong nhiều năm và can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối nhằm khuyến khích xuất khẩu nhƣng nhập siêu vẫn lớn 16,9 tỷ USD năm 2008 và 12,2 tỷ USD năm 2009, mức tăng trƣởng tín dụng năm 2008 là 25,43% và tiếp tục tăng trong năm 2009 đạt 37,73%, làm cho M2 tăng cao. Điều này tuy góp phần làm tăng trƣởng kinh tế nhƣng lạm phát đã lên tới 19,89% năm 2008 và 8,9% năm 2009. CSTT đang tập trung vào quá nhiều mục tiêu mà chúng ta nên chỉ tập trung giải quyết một mục tiêu chính, mục tiêu này đƣợc thực hiện thì tác động thực hiện các mục tiêu khác. Do đó, CSTT nên chuyển hƣớng sang thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu. Những thành công đạt đƣợc về kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế ở những nƣớc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu cho thấy đây là một khuôn khổ CSTT có nhiều ƣu điểm, ngày càng nhiều quốc gia theo đuổi. Thực tế cũng cho thấy trên thế giới rất nhiều nƣớc đã áp dụng thành công cơ chế này nhƣ Canada, Niu Di-Lân, Chi lê, Ôtx-trây-li-a, v.v...và gần đây nhất là Nhật Bản. Các nƣớc này đều duy trì mục tiêu lạm phát ở mức thấp từ 1% - 3%. Với việc điều hành CSTT hƣớng

vào mục tiêu lạm phát đề ra nhƣ vậy, họ đều thành công khi duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định trong thời gian dài. Do đó, việc điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu là điều mà NHNN đáng lƣu tâm.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 98)