Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 93)

7. Bố cục luận văn

3.3.1Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

3.3.1.1. Các giải pháp về công cụ lãi suất

Thứ nhất, về lãi suất cơ bản: Theo luật NHNN 2010, lãi suất cơ bản đƣợc coi

là công cụ để điều hành chính sách tiền tệ. Nhƣng thực tế hiện nay, vai trò của lãi suất cơ bản rất mờ nhạt, và nhiều khi không có tác dụng điều tiết khối lƣợng tiền. Một khi lãi suất cơ bản đƣợc hình thành trên cơ sở lãi suất của 25 ngân hàng thƣơng mại thì nó chỉ phần nào phản ánh là thƣớc đo lãi suất của thị trƣờng, chƣa có tác dụng để giúp cho NHNN thực hiện việc nới lỏng hay thắt chặt CSTT. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã là thƣớc đo chính xác quan hệ cung cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ, vì vậy, NHNN cần:

- Giải quyết mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng để xác định đâu là lãi suất cơ bản thực sự của Việt Nam để có tác động trên thị trƣờng tiền tệ.

- Phải sửa Luật dân sự và Luật Ngân hàng nhà nƣớc 2010 để khái niệm một cách chính xác lãi suất cơ bản của Việt Nam là lãi suất gì? Nếu lấy nó gắn liền với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất liên ngân hàng thì lãi suất cơ bản chỉ còn là lãi suất để làm căn cứ chống cho vay nặng lãi. Vì vậy, cần phải sửa luật dân sự và luật NHNN năm 2010 nên định nghĩa lại và rõ về lãi suất cơ bản.

Thứ hai, về trần lãi suất huy động: Việc quy định trần lãi suất huy động đã có

tác dụng nhất định trong việc ổn định thị trƣờng tiền tệ. Song nếu sử dụng lâu dài sẽ làm cho thị trƣờng bị méo mó. Do vậy, khi kinh tế vĩ mô đã đi vào thế ổn định, thị trƣờng tiền tệ ổn định, các ngân hàng thƣơng mại dƣ thừa vốn khả dụng, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp thì có thể dỡ bỏ trần lãi suất huy động, trả lại tính thị trƣờng của giá vốn trên thị trƣờng tiền tệ, mà NHNN can thiệp thị trƣờng thông qua lãi suất cơ bản của NHNN.

3.3.1.2. Công cụ hạn mức tín dụng

cầu, cho nên đây là một giải pháp đúng. Việc đặt hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại là một biện pháp để kiểm soát khối lƣợng và sự tăng trƣởng quá mức của tín dụng.

Tuy nhiên, khi lạm phát đã xuống thấp, đầu ra của vốn ngân hàng rất khó khăn do sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp vô cùng thấp. Vì vậy, đã đến lúc không cần sử dụng công cụ này nữa do lạm phát năm 2013 đã ở mức rất thấp (6,04%), mức tăng trƣởng tín dụng năm 2013 cũng rất thấp (12%).

Mặt khác, NHNN cũng nên tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các dòng tiền trong hệ thống ngân hàng để phát hiện những chu chuyển tiền tệ lòng vòng để tạo ra sự tăng trƣởng dƣ nợ ảo. Nếu để tồn tại sự tăng ảo này sẽ không tạo ra cơ sở để xây dựng chính sách một cách chính xác và không thực sự hỗ trợ vốn cho nền kinh tế.

3.3.1.3. Công cụ chiết khấu

Trƣớc hết công cụ này cần đƣợc xác định rõ mục tiêu điều hành là cung ứng phƣơng tiện thanh toán ngắn hạn, qua đó tạo hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ, hạn chế tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định với kỳ hạn dài, tạo tín hiệu cho thị trƣờng. Khi thị trƣờng mở chƣa có điều kiện phát triển thì tái cấp vốn cần đƣợc chú trọng trong trƣờng hợp các NHTM có nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản ngoài dự kiến.

3.3.1.4. Công cụ dự trữ bắt buộc

Công cụ DTBB cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả. Tỷ lệ DTBB cần đƣợc điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT.

3.3.1.5. Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt

Điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm soát đƣợc lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam; không ảnh hƣởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ

thống ngân hàng; nâng cao quỹ dự trữ ngoại tệ của Nhà nƣớc. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Phải ngăn chặn sự phát triển và tồn tại của thị trƣờng ngoại tệ tự do. Nhƣng do cơ chế quản lý, điều hành, nên thị trƣờng tự do vẫn tồn tại. Vấn đề đặt ra là cần thực hiện triệt để mục tiêu trên đất nƣớc Việt Nam chỉ sử dụng trên Việt Nam. Đồng thời việc điều hành tỷ giá phải linh hoạt phù hợp với tín hiệu của thị trƣờng, tránh điều hành theo kiểu cố định tỷ giá nhƣ thời gian qua.

3.3.1.6. Nghiệp vụ thị trƣờng mở

Hiện nay, NVTTM đƣợc xem là công cụ hiệu quả nhất đƣợc NHNN VN sử dụng để điều hành CSTT, tuy nhiên việc sử dụng công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: các thành viên tham gia mới chủ yếu là các NHTM lớn, các loại giấy tờ sử dụng trên thị trƣờng mở chƣa phong phú, v.v… Do vậy, để phát huy hết hiệu quả của NVTTM, NHNN nên:

Thứ nhất, bổ sung thêm hàng hoá giao dịch trên thị trƣờng mở. Để hoạt động

trên thị trƣờng thực sự sôi động thì một trong những điều kiện cần thiết là phải bổ sung thêm các loại hàng hoá cho thị trƣờng, vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần xem xét bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng mở. Bên cạnh các giấy tờ có giá do Bộ Tài chính phát hành thì NHNN có thể chấp thuận các loại giấy tờ có giá khác do các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có uy tín, các chính quyền địa phƣơng hoặc các tổng công ty lớn của Nhà nƣớc đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng mở nhƣ: trái phiếu của Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu của các NHTM Nhà nƣớc, trái phiếu đô thị của UBND các tỉnh, thành phố lớn đã tự chủ đƣợc ngân sách địa phƣơng, v.v... Việc đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trƣờng mở sẽ thúc đẩy các NHTM đầu tƣ vào các giấy tờ có giá này, từ đó tăng thêm tính thanh khoản cho các giấy tờ đó và thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng mua bán trái phiếu.

Thứ hai, cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho thị trƣờng mở.

việc cải tiến, nâng cấp hạ tầng công nghệ của thị trƣờng mở. Để làm đƣợc điều đó, NHNN cần phải thực hiện một số biện pháp sau :

- Tiếp tục nâng cấp và đồng bộ hoá các trang thiết bị phần cứng, hoàn thiện chƣơng trình phần mềm ứng dụng đối với NVTTM để tạo điều kiện cho các TCTD thành viên thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ này.

- Tăng tốc độ đƣờng truyền: NHNN có thể tăng cƣờng tốc độ đƣờng truyền bằng cách mở rộng băng thông đƣờng truyền, nhất là đƣờng truyền giữa các TCTD và NHNN và giữa Sở Giao dịch NHNN với Cục Công nghệ tin học ngân hàng. Việc nâng cấp đƣờng truyền cần đƣợc thực hiện nhanh chóng để đáp ứng sự gia tăng về thành viên và khối lƣợng giao dịch của thị trƣờng mở trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần xây dựng các kênh dự phòng để đảm bảo giao dịch đƣợc thực hiện thông suốt, không bị đứt quãng.

- NHNN cần tích hợp phần mềm giao dịch NVTTM với phần mềm đấu thầu tín phiếu kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý giấy tờ có giá, thao tác nghiệp vụ và luân chuyển thông tin giữa hai thị trƣờng sơ cấp và thứ cấp.

- Kết nối với hệ thống lƣu ký giấy tờ có giá, hệ thống kế toán, thanh toán để thống nhất quản lý giấy tờ có giá từ khi phát hành, luân chuyển giữa các TCTD, thanh quyết toán và sử dụng trong các giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng chứng khoán.

- NHNN cũng cần tăng cƣờng an ninh trên mạng máy tính, nhất là với các thông tin mang tính nhạy cảm của NHNN. Đến nay, mặc dù chƣa để xảy ra trƣờng hợp thông tin bị lấy cắp hay can thiệp trái phép trên đƣờng truyền nhƣng không vì thế mà công tác an ninh mạng có thể lơ là. Bên cạnh việc sử dụng các tính năng bảo mật của các phần mềm thì NHNN cần trang bị các thiết bị an ninh mạng chuyên dụng và tăng cƣờng nhân lực về công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin trong giao dịch thị trƣờng mở, đảm bảo mạng máy tính hoạt động thông suốt, an toàn, phát hiện và xử lý kịp thời các truy nhập, can thiệp trái phép vào hệ thống.

Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành NVTTM, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không chỉ ở NHNN mà còn ở các TCTD thành viên.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 93)