Đối với các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 100)

7. Bố cục luận văn

3.4.3.Đối với các Bộ, Ngành liên quan

Sự phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt từ khâu hoạch định CSTT và CSTK, nhất quán trong xác định mục tiêu, điều hành sẽ giúp hạn chế những tác động ngƣợc chiều của các chính sách, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin

giữa các Bộ, các Ngành liên quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc, v.v...) và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo đƣợc vốn khả dụng và kiểm soát đƣợc toàn bộ lƣợng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính cần cung cấp thông tin về thu chi ngân sách nhà nƣớc, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách, kế hoạch cho vay, trả nợ của Chính phủ, tình hình cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Thông tin này cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và nguồn vốn khả dụng của các TCTD. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần thực hiện nghiêm túc những cam kết về các khoản tạm ứng từ NHNN, về xác định số lƣợng tín phiếu kho bạc phát hành để không ảnh hƣởng đến quá trình điều hành CSTT. Ngoài ra, Bộ cũng cần cung cấp thông tin về biến động giá cả thị trƣờng từ đó NHNN có cơ sở đƣa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần cung cấp thông tin về chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Qua đó, NHNN có cơ sở dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.

Bộ Thƣơng mại có nhiệm vụ cung cấp thông tin về chính sách thƣơng mại, tình hình xuất nhập khẩu từ đó NHNN có cơ sở phân tích cán cân thanh toán quốc tế và dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.

Tổng cục thống kê cung cấp số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan tới hoạch định và thực thi chính sách CSTT, kịp thời thông báo các chỉ tiêu kinh tế thực hiện trong kỳ để NHNN nắm đƣợc diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết./

KẾT LUẬN

Những vấn đề nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa CSTT của NHNNVN

và đạt đƣợc những kết quả sau:

Thứ nhất là, hệ thống hóa lý luận về điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Trung ƣơng.

Thứ hai là, đánh giá thực trạng điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, từ đó đƣa ra những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế trong việc điều hành CSTT của NHNNVN từ năm 2007 đến nay.

Thứ ba là, đề xuất giải pháp để hoàn thiện điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ tƣ là, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các Bộ, Ngành liên quan để có thể thực hiện thành công các giải pháp nêu trên.

Điều hành CSTT linh hoạt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát nhƣng vẫn hỗ trợ tốt cho tăng trƣởng kinh tế là một vấn đề phức tạp và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu và đánh giá những thành tựu cũng nhƣ hạn chế của việc điều hành CSTT là việc rất cần thiết, góp phần giúp NHNNVN có những điều chỉnh CSTT phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện đề tài hơn nữa./

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát triển (2013), Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với mục tiêu

phát triển bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học Viện Chính sách và phát

triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Hà Nội.

2. Frederic S.Mishkin (1992), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Hà Quỳnh Hoa (2008), Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Khuất Duy Tuấn (2012), Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm

phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

5. Lan Ngọc (2013), “Điều hành lãi suất và tỷ giá đã góp phần ổn định Kinh tế vĩ mô”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 21), tr 22 – 23.

6. Lê Trang (2011), “Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (số 113), tr 15 -19.

7. Lê Quốc Hƣng (2011), “Lạm phát ở Việt Nam, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 18), tr 5 – 8.

8. Lê Văn Tề, Lê Thẩm Dƣơng (2000), Phân tích thị trường tài chính, Nxb

Lao động – Xã hội, hà Nội.

9. Lê Văn Tề (1996), Từ điển Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách phát triển (2012), Nhìn lại chính

sách tiền tệ 2011 – 2012 và gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo, Đề tài

nghiên cứu khoa học, Học viện chính sách phát triển.

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Đình Chung (2013), “Kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 21), tr 18 – 21.

13. Nguyễn Thành Nam (2013), “Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, thâm hụt ngân sách với Lạm phát ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 8), tr 6 - 11.

14. Nguyễn Văn Ngọc (2010), Bài giảng Kinh tế vĩ mô, Nxb Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Trình (2012), Các nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm

phát trong năm 2012 và trung hạn đến năm 2015, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật,

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phạm Thị Phƣợng (2012), Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách

tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ

Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Phan Nữ Thanh Thủy (2007), Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Quốc Hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, luật số 46/2010/QH12, ngày 16 tháng 6 năm 2010.

19. Trần Thị Vân Anh (2013), Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. VITV (2013), “Chính sách tiền tệ 2011 – 2013: Những thay đổi”, Tạp chí

Ngân hàng, ngày 06 tháng 10 năm 2013.

Website: 21. http:// finance.tvsi.com.vn 22. http:// vietstock.vn 23. www. chinhphu.vn 24. www. baodientu.chinhphu.vn 25. www. tapchitaichinh,vn

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 100)