Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 26)

7. Bố cục luận văn

1.2.3.Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ

Bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đạt đƣợc các mục tiêu cuối cùng (bao gồm 3 mục tiêu trên) mà phải sau một thời gian nhất định. Để phục vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các công cụ trong khoảng thời gian đó, NHTƢ thƣờng đƣa ra các mục tiêu cần đạt đƣợc trƣớc khi đạt mục tiêu cuối cùng, đó là các mục tiêu trung gian. Đó phải là các chỉ

tiêu có thể đo lƣờng đƣợc, NHTƢ có thể kiểm soát đƣợc và có mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu cuối cùng. Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ thƣờng là kiểm soát các khối tiền M1, M2, M3, lãi suất, mức tăng trƣởng tín dụng hoặc lạm phát dự báo...

M1 bao gồm: Giấy bạc ngân hàng, ngân phiếu, séc các loại, tiền gửi không kỳ hạn...

M2 bao gồm: M1, tiền gửi có kỳ hạn, tiền tiết kiệm...

M3 bao gồm: M2, thƣơng phiếu, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu và các loại trái khoán khác...

Tùy theo điều kiện cụ thể, ngân hàng trung ƣơng có thể chọn M1, M2, M3 hoặc lãi suất làm mục tiêu trung gian ƣu tiên để thực hiện mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

1.2.3.3. Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ

Để đạt đƣợc các mục tiêu trung gian trên, mục tiêu trung gian lại tiếp tục đƣợc chi tiết hóa bằng những mục tiêu hoạt động.

Mục tiêu hoạt động của CSTT là mục tiêu do NHTƢ lựa chọn nhằm đạt đƣợc mục tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thời với những thay đổi trong sử dụng công cụ của CSTT. Tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu hoạt động: có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian, NHTƢ có thể đo lƣờng đƣợc, chịu sự tác động của công cụ gián tiếp. Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc lựa chọn: về lƣợng là lƣợng tiền cơ sở MB, dự trữ của các ngân hàng trung gian R (Việt Nam chọn dự trữ của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM)); về giá là lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trƣờng mở, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tín phiếu kho bạc.

Trong ngắn hạn, NHTƢ không thể đạt đƣợc tất cả mục tiêu ổn định và tăng trƣởng. Phần lớn NHTƢ các nƣớc coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT, nhƣng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hƣởng của các cú sốc cung đối với sản lƣợng. NHTƢ đƣợc coi là có quyền lực làm việc này vì NHTƢ nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lƣợng tiền cung ứng. Có thể nói NHTƢ theo

đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. Các mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời nhƣng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt đƣợc các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTƢ trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 26)