Định hƣớng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 91)

7. Bố cục luận văn

3.2.Định hƣớng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tớ

thời gian tới

NHNN VN điều hành CSTT với nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm CSTT tới năm 2020 là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng và tạo môi trƣờng thuận lợi tăng trƣởng kinh tế. Trong đó, mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát đƣợc lạm phát là mục tiêu quan trọng nhất và cũng là mục tiêu cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác. Khi thực hiện đƣợc mục tiêu trên, NHNN đã góp phần ổn định đƣợc nền kinh tế tạo đà cho tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát cũng tránh lãng phí không cần thiết cho nền kinh tế và tạo tâm lý ổn định cho các chủ thể đầu tƣ, tiêu dùng trong nền kinh tế20.

Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN cần xác định mức lạm phát bao nhiêu là hợp lý, có nên duy trì lạm phát ở mức 0%? Thực tế cho thấy trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc duy trì lạm phát ở mức 4% – 5% là hợp lý, bởi với mức lạm phát thấp, không những không gây ảnh hƣởng xấu tới nền kinh tế mà ngƣợc lại còn là chất kích thích giúp nền kinh tế phát triển.

Với mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, thông qua việc điều hành sự ổn định của lãi suất nội tệ, ngoại tệ và bình ổn tỷ giá với mục tiêu linh hoạt trong ngắn hạn, ổn định trong dài hạn để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Điều này tạo sự tăng trƣởng ổn định của đầu tƣ, qua đó tạo ra sự tăng trƣởng bền vững cho nền kinh tế.

Có thể thấy, giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế có sự mâu thuẫn nhất định với nhau. Khi nền kinh tế có lạm phát, NHNN có xu hƣớng thắt chặt CSTT với việc cắt giảm mức cung tiền. Nhƣng đôi khi, mức cung tiền quá thấp dẫn tới sự thiếu hụt vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế tăng trƣởng quá nóng, cung tiền tăng mạnh dẫn tới hệ quả là lạm phát tăng cao. Vì vậy, trong việc điều hành CSTT, NHNN cần thận trọng trong việc đƣa ra các chính sách, một chính sách thiếu thận trọng có thể dẫn đến sai lầm là hậu quả lớn cho nền kinh tế.

Về định hƣớng xây dựng và thực thi CSTT, NHNN tuân thủ theo nguyên tắc thị trƣờng trên cơ sở thiết lập khuôn khổ CSTT với cơ chế truyền tải thích hợp và các mục tiêu đƣợc lƣợng hóa. NHNN cần nâng cao năng lực điều hành, hoàn thiện và đổi mới các công cụ CSTT, tăng cƣờng sự phối hợp đồng bộ trong điều hành các công cụ CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. NHNN thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết khối lƣợng tiền, xây dựng điều kiện chuyển sang điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất trong đó lãi suất chủ đạo đƣợc xây dựng để định hƣớng, điều tiết lãi suất thị trƣờng theo mục tiêu cuối cùng của CSTT.

3.3. Giải pháp hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 91)