Kinh nghiệm của Ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới trong việc

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 35)

7. Bố cục luận văn

1.2.5.Kinh nghiệm của Ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới trong việc

trong việc điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát17

1.2.4.1. Chi Lê

Những năm 90 của thế kỷ trƣớc, lạm phát ở các nƣớc Mỹ La tinh lên tới 500%, Achentina, Bra-xin và Pê ru là những nền kinh tế lớn nhất khu vực lạm phát còn tăng lên đến 4 con số. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ các quốc gia này đã có nhiều cải cách sâu rộng, đặc biệt là việc cải cách NHTƢ.

Năm 1989, Chi Lê là nƣớc đầu tiên và tiếp đến các nƣớc Châu Mỹ La tinh khác đã thông qua luật tăng cƣờng quyền tự chủ cho NHTƢ để nâng cao trách nhiệm của tổ chức này.

Hầu hết các quốc gia trên đều thực hiện thêm chính sách thay đổi chế độ tỷ giá. Với việc neo chặt tỷ giá hối đoái trong hơn 10 năm, tình hình lạm phát của họ đã đƣợc cải thiện rõ rệt, tăng trƣởng kinh tế đƣợc khôi phục. Chi Lê là một thí dụ điển hình trong việc chuyển đổi thành công sang điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Sự phát triển của khuôn khổ thể chế kinh tế và chính sách mới ở Chi Lê trong 3 thập kỷ qua là nhân tố chính đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế từ giữa thập kỷ 80 đến nay. Mô hình phát triển kinh tế mới đƣợc xây dựng trên 4 cơ sở nền tảng sau: ổn định kinh tế vĩ mô với vai trò độc lập của NHTƢ và tính lành mạnh của khu vực tài chính công; luật ngân hàng đã đóng vai trò thúc đẩy khu vực tài chính lớn mạnh và hiệu quả; cơ sở thể chế vững mạnh và ổn định; nền kinh tế thị trƣờng mở có tính cạnh tranh.

Khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu giúp cho Chi Lê giảm đƣợc mức lạm phát từ trung bình xuống mức thấp và ổn định. Quá trình trên đƣợc chia làm hai giai đoạn:

Từ 1991 đến 2000: áp dụng lạm phát mục tiêu, nhƣng chƣa có khuôn khổ hoàn chỉnh cụ thể là chƣa có dự báo lạm phát và cam kết mạnh với dân chúng về

mức lạm phát. Trong giai đoạn này, NHTƢ đã thành công trong việc giảm mức lạm phát từ 20% - 30% xuống mức một con số. NHTƢ Chi Lê đã xây dựng những điều kiện để xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh gồm những nội dung sau: (i) xây dựng vai trò độc lập của NHTƢ: độc lập trong xác định mục tiêu chủ chốt và độc lập trong sử dụng các công cụ của CSTT, (ii) xây dựng tính độc lập của CSTT với chính sách tài khóa (CSTK): không cho phép NHTƢ cấp tín dụng cho Chính phủ hay nói cách khác phải có một CSTK lành mạnh, (iii) xây dựng thị trƣờng tài chính vững mạnh và có chiều sâu.

Từ năm 2000 đến nay, NHTƢ Chi Lê đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh với mục tiêu là lạm phát danh nghĩa (hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI)) hàng năm là 3% (với biên độ ±1%). Tham gia vào quá trình điều hành lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh của Chi Lê gồm có: hội đồng CSTT của NHTƢ Chi Lê quyết định lãi suất của CSTT; NVTTM là công cụ chính của NHTƢ Chi Lê trong việc thực hiện CSTT. Tác động vào tính thanh khoản trên thị trƣờng nhằm duy trì lãi suất qua đêm liên ngân hàng dao động xung quanh lãi suất của CSTT bằng tín dụng qua đêm và tiền gửi qua đêm. Khi cần thiết, NHTƢ sử dụng các nghiệp vụ đặc biệt nhƣ: mua lại (repo), hoán đổi, bán lại (anti-repo).

Thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh đã mang lại kết quả quan trọng là: uy tín về chính sách kiểm soát lạm phát đã đƣợc cải thiện, lạm phát ổn định và ở mức thấp, neo đƣợc kỳ vọng lạm phát, mối liên hệ lịch sử giữa giảm giá đồng tiền - lạm phát đã giảm tác động, hiệu quả và uy tín CSTT đƣợc tăng cƣờng.

Thả nổi tỷ giá là một trong những điều kiện tiên quyết để chính sách lạm phát mục tiêu thành công ở Chi Lê. Áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi đã tăng cƣờng vai trò độc lập của CSTT, củng cố cho kỳ vọng lạm phát và xúc tiến quá trình phát triển của thị trƣờng tài chính. Quá trình chuyển dịch cũng đƣợc thực hiện dần dần: (i) trƣớc năm 1984 chính sách tỷ giá cố định; (ii) từ 1984 đến 1999 chính sách biên độ tỷ giá; từ năm 1998 biên độ đƣợc nới lỏng dần và xóa bỏ các hạn chế dao dịch vốn; (iii) tháng 9 năm 1999 Chi Lê áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi.

Mặc dù thi hành chế độ tỷ giá thả nổi, NHTƢ Chi Lê vẫn có quyền can thiệp trong trƣờng hợp đặc biệt. Chế độ tỷ giá linh hoạt cho phép NHTƢ Chi Lê có đƣợc sự độc lập hoàn toàn trong hoạch định CSTT giúp neo kỳ vọng lạm phát; có hiệu quả hơn trong việc đối phó hiệu ứng chu kỳ; mối liên hệ lịch sử giữa tiền giảm giá với lạm phát giảm; tính linh hoạt của tỷ giá dẫn đến thị trƣờng tài chính phát triển về chiều sâu.

1.2.4.2. Mỹ

Ngày nay, các nhà kinh tế thuộc FED sử dụng nhiều phƣơng pháp đo lƣờng để xác định liệu CSTT cần chặt hơn hay lỏng hơn. Có một cách tiếp cận là so sánh tỷ lệ tăng trƣởng thực tế với tỷ lệ tăng trƣởng tiềm năng của nền kinh tế. Tăng trƣởng tiềm năng đƣợc đo bằng tổng của tăng trƣởng lực lƣợng lao động và lợi ích tăng thêm của năng suất, hay sản lƣợng trên mỗi công nhân. Vào cuối những năm 1990, lực lƣợng lao động đƣợc dự kiến tăng khoảng 1% mỗi năm, và năng suất đƣợc cho là tăng lên trong khoảng từ 1% đến 1,5%. Do đó, tỷ lệ tăng trƣởng tiềm năng ƣớc tính trong khoảng từ 2% đến 2,5%. Bằng cách tính này, nếu tăng trƣởng thực tế vƣợt quá tăng trƣởng tiềm năng dài hạn thì đƣợc xem là làm gia tăng nguy cơ lạm phát, và do đó sẽ yêu cầu CSTT chặt hơn.

Công cụ thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát hay còn gọi là NAIRU. Qua thời gian, các nhà kinh tế thấy rằng lạm phát có xu hƣớng gia tăng nếu thất nghiệp giảm xuống dƣới một mức nhất định. Trong thập kỷ 1980, các nhà kinh tế nhìn chung đều cho rằng tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát vào khoảng 6%. Nhƣng vào cuối thập kỷ đó, nó hạ xuống còn khoảng 5,5%.

Có lẽ một điều còn quan trọng hơn là hàng loạt những công nghệ mới nhƣ bộ xử lý vi mạch, máy lade, sợi cáp quang và vệ tinh xuất hiện vào cuối những năm 1990 làm cho nền kinh tế Mỹ tăng trƣởng hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đã nói vào giữa năm 1999: “Những sáng chế mới nhất, mà chúng ta gọi là công nghệ thông tin, đã bắt đầu làm thay đổi phong cách chúng ta tiến hành kinh doanh và tạo ra giá trị, thƣờng bằng những cách mà ta không thể đoán đƣợc thậm chí chỉ năm năm trƣớc đây”.

Cũng theo Alan Greenspan – Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, trƣớc đây việc thiếu thông tin kịp thời về nhu cầu khách hàng và nguồn nguyên vật liệu buộc các doanh nghiệp phải hoạt động với một lƣợng hàng tồn kho lớn hơn và nhiều nhân công hơn so với mức cần thiết. Nhƣng khi chất lƣợng thông tin đƣợc cải thiện, các doanh nghiệp này có thể hoạt động hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin cũng cho phép thời gian giao hàng nhanh hơn, đồng thời công nghệ thông tin thúc đẩy và hợp lý hóa quá trình đổi mới. Ví dụ, theo lời Greenspan, thời gian thiết kế giảm xuống rất nhiều do việc mô hình hóa bằng máy tính làm giảm nhu cầu về nhân sự trong các hãng kiến trúc, và việc chuẩn đoán bệnh trở nên nhanh hơn, kỹ hơn và chính xác hơn.

Những đổi mới công nghệ nhƣ vậy hiển nhiên là nguyên nhân khiến cho năng suất tăng mạnh vào cuối những năm 1990. Đầu thập kỷ này, mức tăng trƣởng mỗi năm chƣa đến 1%, nhƣng đến cuối những năm 1990, năng suất đã tăng lên với tỷ lệ 3%/năm - vƣợt cả sự mong đợi của các nhà kinh tế. Năng suất cao hơn có nghĩa là hoạt động kinh doanh sẽ tăng nhanh hơn mà không gây ra lạm phát. Những yêu cầu khiêm tốn tới mức bất ngờ của ngƣời công nhân về việc tăng lƣơng - có lẽ lý do ở đây là ngƣời lao động cảm thấy bất ổn về việc làm của mình trong một nền kinh tế thay đổi cực nhanh - cũng giúp giảm nhẹ các áp lực gây ra lạm phát.

Mỹ còn thực hiện CSTT chủ yếu bằng cách định hƣớng “lãi suất quỹ vốn tại FED”. Đây là tỷ lệ các NHTM ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại FED, tỷ lệ này do thị trƣờng quyết định chứ FED không ép buộc. Tuy vậy, FED sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trƣờng. FED còn ấn định tỷ lệ chiết khấu – lãi suất mà các NHTM phải trả khi vay tiền từ FED. Tuy nhiên, các NHTM thƣờng lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại FED từ một NHTM khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của FED. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ FED mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đƣa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của NHTM đang đi vay.

Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi suất ƣu đãi, là tỷ lệ thƣờng cao hơn 3% so với “lãi suất quỹ vốn tại FED". Lãi suất ƣu đãi là tỷ lệ mà các NHTM tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế đƣợc thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cƣờng mua bán. Ngƣợc lại, lãi suất cao đƣa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.

FED thƣờng điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại FED” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, FED hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hƣớng suy thóai kinh tế. Tháng 11 năm 2002, lãi suất do FED điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/03/2003, "lãi suất quỹ vốn tại FED” tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 - 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, FED bắt đầu nâng lãi suất định hƣớng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006.

1.2.4.3. Thái Lan

Sau khi chế độ neo tỉ giá của Thái Lan sụp đổ vào ngày 2/7/1997, nƣớc này đã tiếp nhận chƣơng trình trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) và áp dụng cơ chế CSTT lấy cung ứng tiền làm mục tiêu. Tuy nhiên, không lâu sau đó (tháng 5/2000) Thái Lan đã chuyển sang cơ chế lạm phát mục tiêu. Lý do chính của việc Thái Lan chuyển sang cơ chế mới này là xuất phát từ mối quan hệ giữa tăng trƣởng với cung ứng tiền trở nên kém ổn định, đặc biệt trong thời kỳ sau khủng hoảng, cũng nhƣ những bất ổn trong việc mở rộng tín dụng và sự thay đổi nhanh của khu vực tài chính nƣớc này. Những thành công của NHTƢ Thái Lan kể từ khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu đã góp phần khẳng định những ƣu thế của cơ chế này, đồng thời phản ánh những nỗ lực, bƣớc đi đúng hƣớng của NHTƢ Thái Lan trong việc gây dựng lòng tin đối với công chúng và thị trƣờng để không ngừng nâng cao hiệu quả của CSTT.

Cơ chế CSTT theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu của Thái Lan đƣợc vận hành trên một số cơ sở chính về thể chế, pháp lý và kỹ thuật. Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của CSTT của Thái Lan là ổn định giá cả, trong đó ấn định mục tiêu cụ thể cần

đạt đƣợc đó là duy trì lạm phát cơ bản từ 0% - 3,5% (lạm phát cơ bản của Thái Lan đƣợc xác định là CPI loại trừ lƣơng thực, thực phẩm thô và năng lƣợng). Thứ hai, công cụ chính sách của NHTƢ Thái Lan để hƣớng tới mục tiêu nêu trên là lãi suất chủ đạo (lãi suất repo). Thứ ba, để hỗ trợ NHTƢ Thái Lan trong việc điều hành CSTT một cách hiệu quả, nhằm đạt đƣợc mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trƣởng bền vững, NHTƢ Thái Lan sử dụng mô hình kinh tế vĩ mô. Mô hình này bao gồm một hệ thống các phƣơng trình thể hiện mối quan hệ giữa các biến số chủ yếu, dựa trên các diễn biến của chúng trong quá khứ, các giả thiết và dự báo liên quan. Mô hình kinh tế vĩ mô đƣa ra các dự báo về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế trên cơ sở các thông tin đầu vào nhƣ giá dầu, tỉ giá, tăng trƣởng kinh tế của các đối tác thƣơng mại, CSTT, CSTK và những phán xét riêng của Hội đồng CSTT. Thứ tƣ, Hội đồng CSTT (bao gồm 07 thành viên, trong đó 03 thành viên là lãnh đạo của NHTƢ Thái Lan, 04 thành viên còn lại là các chuyên gia giỏi ngoài NHTƢ Thái Lan) là nơi đƣa ra quyết định về điều hành CSTT. Thứ năm, kênh đối thoại về chính sách của NHTƢ Thái Lan là báo cáo lạm phát hàng quý đƣợc phát hành rộng rãi (đƣợc đăng tải cả trên website của NHTƢ Thái Lan).

Trong quá trình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số quốc gia vận hành CSTT có nét tƣơng đồng với Chi Lê và Thái Lan nhƣ Ôtx-trây-li-a, Bra-xin, Canada, Niu Di-Lân, Na Uy, v.v... Các nƣớc này đều điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Cụ thể nhƣ ở Canada, mục tiêu của NHTƢ là duy trì lạm phát ở mức mục tiêu 2%, mức trung bình giữa khoảng kiểm soát lạm phát mục tiêu 1% - 3%.

Đối với Ôtx-trây-li-a, Chính phủ và Ngân hàng dự trữ Ôtx-trây-li-a thống nhất mục tiêu hợp lí cho CSTT ở Ôtx-trây-li-a là đạt mức lạm phát 2% - 3%.

Với việc lấy lạm phát mục tiêu làm mục tiêu của CSTT, các nƣớc trên đều thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và ổn định trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 35)