Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 40)

7. Bố cục luận văn

1.2.6.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

* Mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ƣơng

Để NHNN VN thực thi CSTT có hiệu quả, một việc quan trọng là học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc để từ đó có các giải pháp đúng đắn cho CSTT

của NHNN VN. Kinh nghiệm của Chi Lê cho thấy Việt Nam cần nâng cao tính độc lập của NHNN VN với Chính phủ. Tính độc lập ở đây không có nghĩa là độc lập hoàn toàn với Chính phủ nhƣng nó phải đƣợc tự do trong việc lựa chọn các công cụ để đạt đƣợc mục tiêu mà Chính phủ cho là hợp lý. Để làm đƣợc điều này, cần phải có sự cân bằng giữa CSTK và CSTT. Điều này có nghĩa là CSTK không đƣợc bức chế CSTT. Chính phủ cần có một thu nhập vững trãi và không đƣợc dựa vào “thuế đúc tiền”. Bên cạnh đó chúng ta cần phải hoàn chỉnh Luật Ngân hàng để NHNN VN có đầy đủ quyền lực pháp lý, đƣợc quyền kiểm soát vốn, có tính độc lập trong điều hành CSTT. Đổi mới mô hình tổ chức trong điều hành CSTT, đặc biệt là tăng cƣờng vai trò và hiệu quả của Hội đồng tƣ vấn CSTT cũng là một kinh nghiệm đáng học hỏi của Thái Lan.

* Cách thức lựa chọn mục tiêu và phƣơng thức điều hành chính sách tiền tệ

của Ngân hàng Trung ƣơng

Về mặt lý thuyết, cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc cũng cho thấy, CSTT chỉ đạt hiệu quả khi theo đuổi duy nhất một mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua CSTT của Việt Nam không phải theo đuổi một mục tiêu mà thực hiện một CSTT đa mục tiêu, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng (vấn đề này sẽ đƣợc thể hiện rõ trong phần sau). Do vậy, sự lựa chọn đa mục tiêu sẽ giảm đáng kể đến hiệu quả của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát, đôi khi trong thực tế việc điều hành CSTT chủ yếu nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Ví dụ nhƣ ở Thái lan thì CSTT của nƣớc này hƣớng đến mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là ổn định giá cả. Từ mục tiêu này, NHTƢ đề ra các biện pháp phù hợp nhất và có khả năng thực thi cao nhất.

Ngoài ra, lựa chọn phƣơng thức điều hành hợp lý, linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và tình hình thực tiễn cũng rất quan trọng và ảnh hƣởng đến hiệu quả điều hành CSTT. Trong những năm gần đây, một số NHTƢ các nƣớc đã quyết định chuyển hƣớng sang việc thiết lập CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát (kinh nghiệm của Mỹ và Thái Lan).

Ngoài ra, công tác dự báo, mô hình dự báo lạm phát hiện đại và phù hợp cũng góp phần quan trọng cho việc điều hành CSTT. Hiện nay, NHTƢ các nƣớc thƣờng sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để dự báo chỉ tiêu lạm phát. Kinh tế lƣợng là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một phần mềm dự báo với cơ sở dữ liệu của 10 năm qua; phải có cán bộ có kiến thức về kinh tế vĩ mô, mô hình dự báo tiền tệ đòi hỏi phải phù hợp với tình hình thực tế, nên cần có những cán bộ có kinh nghiệm phân tích các nhân tố tác động (kinh nghiệm của Mỹ và Thái Lan).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát (Trang 40)