Phòng ngừa biến chứng nhiễm độc

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 53)

Nhiễm độc thuốc tê trong đa số trường hợp có thể dự phòng bằng cách: - Áp dụng kỹ thuật gây tê đúng.

- Chọn lựa thuốc tê thích hợp.

Ngoài ra để giảm bớt nhiễm độc nặng có thể phối hợp:

1. Tiền mê

Trong một thời gian dài người ta sử dụng nhóm thuốc benzodiazepine để tiền mê với mục đích giảm bớt nguy cơ xảy ra co giật. Tuy nhiên khi dùng nó cũng có nhược

điểm là làm chậm phát hiện những triệu chứng sớm của nhiễm độc thuốc tê.

Ngoài ra người ta cũng đã chứng minh rằng tiền mê với diazepam làm gia tăng nồng

độ bupivacain trong máu và làm giảm hiệu quả hồi sức trong trường hợp nhiễm độc tim do bupivacain, đánh giá này không ghi nhận với midazolam (Hypnovel). Như vậy

để hạn chế nhiễm độc thuốc tê nên chọn thuốc tê thích hợp, ứng dụng tiền mê không có giá trị dự phòng nhiễm độc. Chỉ sử dụng nhóm thuốc benzodiazepine với mục

đích cắt cơn co giật khi bị nhiễm độc xảy ra.

2. Chọn thuốc tê

Thông thường trong lâm sàng chọn thuốc tê chủ yếu dựa vào thời gian tác dụng của thuốc để đủ thời gian cần thiết cho phẫu thuật, nhưng những loại thuốc tê có thời gian tác dụng càng dài càng dễ bị nhiễm độc.

Hiện nay có một loại thuốc tê mới đó là ropivacain, có độ mạnh cũng như thời gian tác dụng giống Bupivacain nhưng ít gây nhiễm độc hơn bupivacain. Tuy nhiên vẫn có tác dụng nhiễm độc tim cao hơn so với xylocain.

Vì thếđể tránh nhiễm độc thuốc tê, gây tê vùng tĩnh mạch bằng bupivacain là chống chỉđịnh tuyệt đối.

Đối với các kỹ thuật gây tê khác thì etidocain, bupivacain và các loại thuốc khác vẫn có thể sử dụng nhưng cần phải biết nguy cơ có thể xảy ra nhiễm độc thuốc tê như đã giới thiệu ở phần trên.

Đối với các trường hợp có nguy cơ cao mà cần thiết phải sử dụng thuốc tê thì thuốc tê cần chọn là xylocain, do những đặc tính là tần suất nhiễm độc thấp, ít nhiễm độc tim và dễđiều trị một khi bị nhiễm độc.

Kết hợp adrenalin với dung dịch thuốc tê cho phép làm giảm tốc độ ngấm thuốc. Trường hợp này thường áp dụng khi sử dụng một thể tích lớn thuốc tê và khi không có chống chỉ định do cơ địa của bệnh nhân hay vị trí gây tê. Tuy nhiên trong gây tê ngoài màng cứng kết hợp thuốc tê với adrenalin với mục đích làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu là đang còn nhiều tranh luận.

Ngoài ra những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã chứng minh trong trường hợp sử dụng dung dịch bupivacaine kết hợp với adrenalin khi tiêm vào mạch máu gây nhiễm độc nặng hơn khi sử dụng bupivacaine đơn thuần.

3. Kỹ thuật tiêm

Khi tiêm thuốc tê lần đầu và tất cả các trường hợp tiêm thuốc tê lặp lại, người ta khuyến cáo luôn luôn hút ngược piston bơm tiêm trở lại để tránh tai biến tiêm thuốc tê vào mạch máu. Tuy nhiên biện pháp này không hoàn toàn có giá trị tuyệt đối vì khi hút quá mạnh sẽ không thấy máu chảy ngược ra kim hoặc catheter hay kim tiêm dễ

xê dịch vị trí trong quá trình bơm thuốc.

Bơm thuốc quá nhanh cũng cần phải tránh vì gây gia tăng đột ngột nồng độ thuốc trong máu do tốc độ tiêm nhanh sẽ làm hấp thu thuốc nhanh (nhất là trong gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê qua khe xương cùng)

Trong trường hợp gây tê ngoài màng cứng, nên bơm liều test 4-5ml thuốc tê vào theo dõi các triệu chứng trước khi bơm hết liều thuốc gây tê, ngoài ra nên kết hợp adrenalin 1/200/000 đã được khuyến cáo. Trong trường hợp nếu tiêm vào mạch

máu, ít nhất trong một vài phút sẽ xuất hiện mạch nhanh do tác dụng β của adrenalin hay huyết áp răng do tác dụng α của adrenalin.

Tuy nhiên trong một số trường hợp ở những bệnh nhân đang điều trị thuốc chẹn β

nhiều khi tiêm vào mạch máu nhưng không có triệu trứng như trên. Vì vậy nên tiêm thuốc với tốc độ chậm và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong quá trình bơm thuốc cũng như sau gây tê là nguyên tắc bắt buột luôn luôn được đặt ra.

Ngoài ra cần tuân thủ nghiêm ngặt các trường hợp chống chỉ định kết hợp với adrenalin như các trường hợp sản phụ có nguy cơ cao, tránh được biến chứng làm giảm lưu lượng máu đến tử cung.

4. Liều lượng thuốc

Thông thường theo thói quen người ta khuyến cáo không nên vượt quá tổng liều thuốc tê. Tuy nhiên nhiễm độc thuốc tê có thể xảy ra ngay cả khi chưa đạt đến liều tối đa (nhiễm độc trong trường hợp này là do tốc độ tiêm thuốc). Điều này đặc biệt có giá trị khi sử dụng thuốc tê ở lĩnh vực sản khoa, nhất là trong gây tê để mổ lấy thai ở

sản phụ có chuyển dạ kéo dài.

Trong thực tế người ta khuyến cáo liều lượng thuốc tê sử dụng ở người lớn là: - Đối với Xylocain tổng liều cho phép 4-5mg/kg khi dùng đơn thuần, 6-7mg/kg khi có kết hợp với adrenalin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với bupivacaine liều tối đa là 150mg khi sử dụng đơn thuần và 200mg khi có kết hợp với adrenalin. Những liều trên khi chỉ định sử dụng cần phải tính toán phù hợp theo từng vị trí gây tê.

5. Theo dõi sau gây tê

Mỗi một khi có chỉđịnh sử dụng dù là thuốc tê loại nào và tất cả các trường hợp gây tê vùng đều luôn luôn thực hiện một đường truyền tĩnh mạch ngoại biên. Theo dõi huyết áp động mạch, nhịp tim và bão hoà oxy mao mạch (SpO2) nếu có.

Các phương tiện hồi sức hô hấp và tuần hoàn luôn luôn chuẩn bị sẳn để sử dụng khi cần.

Gây tê vùng không được thực hiện khi chưa có hoặc chưa chuẩn bịđầy đủ.

Khi tiêm thuốc người gây mê hồi sức luôn quan sát bệnh nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đặc biệt dấu hiệu về thần kinh.

Theo dõi chặt chẽ và liên tục bệnh nhâơmsau gây tê và ngay cả sau 1giờ tiêm thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 53)