Rối loạn thăng bằng nước và điện giải Mục tiêu học tập:

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 31)

III. Nhiễm khuẩn vết mổ và các biện pháp phòng ngừa

Rối loạn thăng bằng nước và điện giải Mục tiêu học tập:

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được nguyên nhân của rối loạn nước và điện giải 2. Chẩn đoán được các loại rối loạn nước và điện giải

3. Trình bày được các biện pháp cơ bản xử trí các trường hợp rối loạn nước, điện giải

I. Đại cương

1. Vài nét sinh lý về chuyển hoá nước

1.1. Phân bố nước trong cơ thể

Tuỳ theo lứa tuổi, số lượng nước trong cơ thể có khác nhau. Ở trẻ sơ sinh nước chiếm xấp xỉ 80% trọng lượng cơ thể (TLCT). Người lớn: 55-60%. Ởí nam: 60%, ở nữ: 55%. Ở người già, tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ.

Nước trong cơ thểđược phân bố thành hai khoang: - Khoang trong tế bào (TTB) chiếm 40%.

- Khoang ngoài tế bào (NTB) chiếm 20% trong đó:15% dịch gian bào (GB), 5% dịch trong lòng mạch (TLM) tức là thể tích tuần hoàn. Ví dụ: Ở nam giới 70kg: Thể tích nội bào P X 0,4 = 28lít Thể tích gian bào P X 0,15 = 11lít Thể tích trong mạch máu P X 0,05 = 3 lít Thể tích ngoại bào P X 0,2 = 14lít Nước toàn thể P X 0,6 = 42 lít

Hình 4.1. Sơđồ biểu diễn sự phân bố nước trong cơ thểở người nặng 70kg

1.2. Nước nhập

Trung bình mỗi ngày lượng nước nhập ở người lớn khoảng 2500ml từ nguồn ăn uống và nước oxy hoá các chất (khoảng 300 ml). Cứ 100g mỡ oxy hoá cho 107g nước, 100g đường oxy hoá cho 37g nước, 100g protein oxy hoá cho 45g nước. 1.3. Nước xuất

Bình thường nước thoát ra ngoài cơ thể qua các đường như da, hô hấp, thận, ruột trung bình khoảng 2500ml mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể do mất nước bất thường, xảy ra khi:

- Khi chức năng cô đặc nước tiểu kém, số lượng nước đào thải tăng. - Nước mất qua đường không thấy được như mổ bụng, mổ ngực, sốt. - Vận động, lao động nặng nhất là ở môi trường nóng.

- Nôn, ỉa chảy.

- Tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng...

1.4. Những yếu tố quyết định sự phân bố và điều hoà nước trong cơ thể

Mặc dù có sự thay đổi lớn về lượng nước vào ra nhưng thể tích và thành phần khác nhau của các khoang dịch trong cơ thể luôn được duy trì ổn định nhờ vào cơ chế điều hoà như sau:

- Áp lực thẩm thấu huyết tương quyết định sự điều hoà nước giữa khu vực trong và ngoài tế bào.

- Các kênh ion chi phối sự vận chuyển các chất điện giải qua màng tế bào. Vai trò của bơm K+-Na+ trong cơ chế vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Các chất điện giải:

+ Khoang NTB thành phần chủ yếu là Na+ (145 mEq/l) + Khoang TTB thành phần chủ yếu là K+ (140 mEq/l)

Những ion này là thành phần chủ yếu tạo nên áp lực thẩm thấu cũng như có vai trò quan trọng trong điều hoà và vận chuyển nước giữa khoang trong tế bào và khoang ngoài tế bào.

- Chất hữu cơ phân tử nhỏ: Urê, amino acide, glucose, những chất này có thể khuếch tán qua lại màng tế bào dễ dàng nên ít có vai trò trong điều hoà và vận chuyển nước.

Áp lực thuỷ tĩnh và áp lực keo. Chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn chủ yếu là protein (albumin) đóng vai trò chính trong sự vận chuyển nước giữa lòng mạch và khoảng kẽ.

70% albumin AL thuỷ tĩnh mao mạch AL keo huyết tương 30% globulin

1 9mmHg bởi protein 9mmHg bởi các cation

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 31)