Kỹ thuật gây tê tĩnh mạc hở chi trên

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 73)

1. Chuẩn bị

1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

- Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ:

Thăm khám trước mổ để phát hiện các bất thường, giải thích và trao đổi ý kiến với bệnh nhân để họ được yên tâm.

Chuẩn bị bệnh nhân trong mổ:

+ Phải có đường truyền tĩnh mạch tốt để truyền dịch, cho thuốc. + Theo dõi các thông số sinh tồn: mạch , nhiệt, huyết áp...

+ Phải chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu hô hấp (bóng ambu, oxy, đèn đặt nội khí quản, ống nội khí quản) và thuốc hồi sức...

1.2. Dụng cụ

- Băng Esmarch.

- Một ga-rô hơi 2 tầng (trong điều kiện không có ga-rô thì có thể dùng máy đo huyết áp nhưng phải giữ chặt cuff để tránh tuột garô nguy hiểm).

- Kim, bơm tiêm hoặc catheter tĩnh mạch. - Thuốc tê xylocaine 0.5% (lidocaine).

2. Kỹ thuật

- Sau khi đo huyết áp ở tay sẽ gây tê, luồn catheter ngắn vào tĩnh mạch mu tay hay cẳng tay. Catheter này đặt càng gần về phía đầu chi càng tốt, khoảng cách từ chỗ

tĩnh mạch được tiêm đến chỗ mổ không quan trọng đối với tác dụng giảm đau. Nhưng không nên tiêm vào tĩnh mạch ở phía trên gần gốc chi so với vùng định mổ vì

đôi khi hệ thống van tĩnh mạch một chiều sẽ ngăn cản sự lan toả của thuốc tê. - Nâng cao tay, bàn tay hướng lên phía trần nhà.

- Dùng băng Esmarch để dồn máu. Dùng băng Esmarch quấn từ đầu chi (các ngón tay hay ngón chân) dần về gốc chi, đôi khi do bệnh nhân đau hoặc không có băng Esmarch người ta có thể dồn máu tĩnh mạch bằng cách nâng cao tay trong khoảng 10 phút, khi quấn cần quan sát mức đặt ga-rô thứ nhất.

- Ðặt ga-rô thứ nhất và bơm hơi ga-rô lên đến mức huyết áp động mạch tối đa cộng 100mmHg, kiểm tra không bắt được mạch quay, sau đó tháo băng Esmarch. Phải

đặt ga-rô ở vùng chi có nhiều cơ, tránh đặt ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, gối gây thiếu máu, thiếu oxy dễ gây thương tổn tổ chức tại nơi đặt ga-rô.

- Tiến hành bơm thuốc tê, tốc độ bơm thuốc 1ml trong 2 giây. Áp lực bơm thuốc không quá cao để tránh thuốc vượt qua ga-rô vào hệ tuần hoàn chung gây nhiễm

độc thuốc tê. Khi bơm thuốc đúng vào tĩnh mạch ta sẽ thấy vùng da ở chi này nổi “da gà” và có từng đám trắng đỏ xen lẫn nhau. Có tác giả khuyên sau khi bơm thuốc xong dùng tay xoa lên vùng cơ của chi được mổ nhằm giúp thuốc tê lan toả nhanh hơn, nhưng gây phù nề chi sau đó.

1. Ðặt 1 catheter tĩnh mạch 2. Dồn ép máu bằng băng Esmarch

3. Bơm hơi ga-rô tầng trên 4. Tiêm thuốc tê

5. Bơm ga-rô tầng dưới 6. Xả ga-rô tầng trên

Hình 10.1. Sơđồ các bước thực hiện gây tê tĩnh mạch

3. Một số kỹ thuật có cải tiến đã được áp dụng

- Creange và Thir-Alquist cho rằng chỉ cần nâng cao chi tối đa trong thời gian tối thiểu là 5 phút cũng đủ dồn máu tĩnh mạch để gây tê.

- Nhưng Rifat chỉ nâng cao chi mà không dùng băng chun dồn máu sẽ không đảm bảo gây tê và do đó các trường hợp vết thương chi không cho phép dùng băng chun

được là chống chỉđịnh tương đối.

- Krishnan cho rằng để kéo thời gian giảm đau khi làm gây tê tĩnh mạch nên xả ga-rô sau 60 phút, cho nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi lại nâng cao chi ép máu, bơm lại ga-rô và tiêm nửa liều thuốc ban đầu.

- Bell và Harris lại khuyên sau khi bơm ga-rô, chờ 20 phút mới bơm thuốc tê vì việc làm thiếu máu động mạch sẽ làm tăng tác dụng của thuốc tê, giảm liều thuốc, tác dụng phụ nhưng bệnh nhân lại khó chịu do ga-rô và thời gian để mổ bị rút ngắn lại. - Có tác giả cho rằng nếu mổ ở cổ tay và bàn tay ta có thể đặt hai ga-rô ở cẳng tay

để giảm lượng thuốc sử dụng. Song dù có đặt ga-rô nhưng vẫn có tuần hoàn trong xương rất mạnh ở hai xương cẳng tay nên cần thận trọng áp dụng kỹ thuật này.

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)