Thuốc tê và liều lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 75)

- Lidocaine là thuốc được chỉ định, liều thường dùng là 2,5-3mg/kg với nồng độ

0,5%. Dung dịch có nồng độ cao hoặc liều lượng lớn có nhiều nguy cơ gây nhiễm

độc thuốc tê sau tháo ga-rô. Ngược lại thể tích và nồng độ thấp có thể gây nên tình trạng tê không đủ (có chỗ mất cảm giác, có chỗ còn đau).

Với liều thuốc tê giới thiệu trên, khở phát tác dụng tê được thiết lập nhanh: + Mất cảm giác đau ở da hoàn toàn sau 5 - 15 phút sau tiêm thuốc tuỳ theo vị trí. + Cảm giác sờ và vận động tự chủ mất sau 10-15 phút, tuỳ theo từng loại thuốc. + Sau tháo ga-rô cảm giác đau và hoạt động cơđược xuất hiện trở lại sau 5-10phút - Gây tê tĩnh mạch chống chỉ định đối với thuốc tê bupivacaine. Vì khi thuốc tê vào hệ tuần hoàn chung (sau tháo ga-rô) gây tai biến về tim mạch, do gây giải phóng nhiều K+ và pH giảm xuống 7,0, có thể gây ngừng tim, ngay cả mepivacain, là tiền chất của bupivacain cũng được chống chỉđịnh

- Procain 0.5% được A.Bier dùng từ năm 1908 nhưng hiện nay không còn sử dụng vì thời gian tác dụng quá ngắn.

- Chloprocain hiện nay ít dùng, mặc dù tác dụng gây tê tốt nhưng tỷ lệ gây viêm tắc mạch máu cao (khoảng 8%).

- Prilocain chống chỉđịnh ở bệnh nhân có suy tim và thiếu máu do khi quá liều thuốc gây thiếu oxy máu và chỉ nên dùng ở người khoẻ, liều khoảng 3mg/kg, nồng độ

0.5%.

- Hiện nay chỉ có lidocain và prilocain là hay được sử dụng nhất.

- Không pha adrenalin vào dung dịch thuốc tê vì làm tăng thiếu máu khi đang còn ga- rô và tác dụng toàn thân sau khi tháo ga-rô.

- Sau 5 -10 phút bơm hơi vào ga-rô thứ hai ở vùng đã giảm đau với áp lực như ga-rô thứ nhất. Kiểm tra ga-rô thứ hai an toàn thì xả ga-rô thứ nhất.

- Ghi giờ bơm hơi ga-rô vào phiếu gây mê.

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 75)