Các biến chứng

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 70)

1. Biến chứng khi chọc tuỷ sống

1.1. Thất bại

Không chọc được do vôi hoá, thoái hoá cột sống, gù, vẹo. Có thể chuyển sang chọc đường bên hoặc chuyển qua phương pháp vô cảm khác.

1.2. Chọc vào các rễ thần kinh

Khi tiến hành chọc, bệnh nhân có thể thấy đau chói, giật chân một bên hoặc cả hai bên. Ta rút kim ra và chọc chỗ khác.

1.3. Chọc vào mạch máu

Nếu kim có máu chảy ra, ta đợi một lúc nếu máu loãng dần và trong trở lại thì ta tiêm thuốc. Nếu máu tiếp tục chảy thì rút kim ra và chọc chỗ khác.

2. Sau khi chọc tuỷ sống

2.1. Tụt huyết áp và mạch chậm

- Do tác dụng ức chế giao cảm gây giãn mạch, nếu ức chế vào thần kinh giao cảm chi phối tim sẽ gây nhịp chậm và làm tụt huyết áp.

- Ðề phòng: Truyền trước chọc tuỷ sống khoảng 500 đến 1000ml dung dịch Nacl 0.9% hoặc dung dịch ringer lactat.

- Ðiều trị: Nếu tụt huyết áp thì kê cao 2 chân để cải thiện tuần hoàn trở về, hoặc dùng éphédrine 5 - 10mg tiêm tĩnh mạch có thể lặp lại nếu cần.

Bù dịch tinh thể 500 - 1000ml theo huyết áp hoặc dịch keo (gélofusine, HEA 6% - 10%). Atropine (0,5 - 1mg) nếu mạch chậm. Nếu huyết áp chưa lên có thể dùng adrenaline.

2.2. Buồn nôn và nôn

Thông thường do tụt huyết áp hoặc do thay đổi áp lực nội sọ hoặc tác dụng phụ của thuốc (họ morphine).

Xử trí: nâng huyết áp bằng bù dịch và éphedrine hoặc thuốc chống nôn (primperan, atropine...).

2.3. Nhức đầu

- Ðau đầu xuất hiện sau 24 - 48 giờ, do rách màng cứng làm mất dịch não tuỷ. Người trẻ tuổi hay bị nhiều hơn.

- Ðề phòng: Dùng kim càng nhỏ càng tốt, khi chọc phải để vát kim không cắt đứt màng cứng rộng để tránh rò rĩ dịch não tuỷ.

Truyền dich trước để bảo đảm khối lượng tuần hoàn.

- Ðiều trị: Nằm bất động tại giường, tránh kích thích, bù dịch, dùng thuốc giảm đau, cafeine 200-400mg tiêm tĩnh mạch, nếu không đỡ có thể lặp lại sau 3 giờ hoặc uống. - Dùng phương pháp Blood – Patch: Bằng cách lấy khoảng 10 - 20ml máu của bệnh nhân rồi bơm vào chỗ chọc kim vào khoang ngoài màng cứng để bịt lỗ thủng không cho dịch não tuỷ thoát ra ngoài.

2.4. Bí tiểu

- Thông thường do tác dụng phụ của thuốc tê và nhất là thuốc họ morphine. Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt cổ bàng quang và ức chếđám rối cùng gây bí đái.

- Xử trí: Chườm nóng, dùng thuốc prostigmine, đặt ống thông tiểu và bơm xylocaine vào bàng quang.

2.5. Ðau chỗ chọc vùng lưng

- Do tổn thương dây chằng hoặc tổ chức da, dưới da. - Ðề phòng: Chọc kim nhỏ, tránh chọc nhiều lần. - Ðiều trị: Dùng thuốc giảm đau và an thần như trên. 2.6. Các biến chứng thần kinh

- Tổn thương một hay nhiều rễ thần kinh gây hiện tượng loạn cảm hoặc tăng cảm giác đau, hội chứng đuôi ngựa, viêm màng não - não do nhiễm trùng, có thể bị liệt do tổn thương tuỷ hay do thuốc tê hoặc do tụ máu chèn ép vào thần kinh.

- Ðiều trị: Dùng thuốc giảm đau, an thần nếu nhẹ. Có hội chứng nhiễm trùng phải dùng kháng sinh, nếu bị chèn ép phải mổđể giải phóng chèn ép.

- Điều quan trọng là phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối (thuốc, kỹ thuật) và tôn trọng các chỉđịnh chống chỉ định.

K thut gây tê tĩnh mch

Mục tiêu học tập: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trình bày được chỉđịnh, chống chỉđịnh và biến chứng của gây tê tĩnh mạch. 2. Mô tảđược các bước thực hiện kỹ thuật gây tê tĩnh mạch.

3. Thực hiện được kỹ thuật gây tê tĩnh mạch để vô cảm cho bệnh nhân.

I. Đại cương

1. Khái niệm

Tê tĩnh mạch là bơm thuốc tê vào tĩnh mạch ở một chi sau khi đã dồn máu về gốc chi của vùng định mổ, sau đó đặt một ga-rô (garrot) ở gốc chi tại vùng đã dồn hết máu. Thuốc tê sẽ theo đường tĩnh mạch lan toả ra phần mềm dưới ga-rô làm ức chế các dây thần kinh chi phối vùng đó.

Đối với phẫu phuật ở bàn tay và cẳng tay, kỹ thuật này có nhiều ưu điểm đó là kỹ

thuật đơn giản, có hiệu quả thành công cao, chỉ thất bại khoảng 1%, nếu so sánh với gây tê đám rối thần kinh cánh tay.

Về nguyên tắc đểđảm bảo an toàn cho kỹ thuật chỉ sử dụng thuốc tê xylocain 0,5%, sử dụng ga-rô hai tầng, xả ga-rô từ từđể tránh nguy cơ nhiễm độc thuốc tê.

2. Lịch sử

- August Bier (Ðức) là người đầu tiên mô tả và thực hiện gây tê tĩnh mạch bằng procaine vào năm 1908.

- Kỹ thuật gây tê tĩnh mạch chỉ thực sự áp dụng nhiều từ năm 1963 do Holmes cải tiến.

- Kỹ thuật gây tê tĩnh mạch được áp dụng tại Việt Nam từ chiến tranh chống Mỹ.

II. Chỉ định và chống chỉ định

1. Chỉđịnh

- Trong phẫu thuật vùng bàn tay, cẳng tay, bàn chân hay vùng bàn chân mà thời gian phẫu thuật dưới 90 phút.

- Ðặc biệt trên những bệnh nhân có nguy cơ như dị ứng thuốc mê, thuốc giãn cơ, bệnh nhân suy hô hấp, có dạ dày đầy trong điều kiện mổ cấp cứu.

- Bệnh nhân ngoại trú. - Ở trẻ em lớn với điều kiện có thểđặt được ga-rô. 2. Chống chỉđịnh 2.1. Chống chỉđịnh tuyệt đối - Tiền sử dịứng với thuốc tê. - Sốt cao ác tính. - Động kinh do kích thích não. - Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nặng. - Hạ huyết áp. - Bệnh nhân không đồng ý. 2.2. Chống chỉđịnh tương đối - Suy gan. - Cao huyết áp nặng. 2.3. Chống chỉđịnh về kỹ thuật - Thiếu máu tan huyết.

- Vết thương rộng gây thoát thuốc tê.

- Tổn thương nhiễm trùng, nhiễm độc có nguy cơ lan tràn toàn thân. - Bệnh xơ cứng và viêm tắc động mạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 70)