Kỹ thuật gây tê

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 68)

1. Chuẩn bị bệnh nhân

1.1. Tinh thần

Gây tê tuỷ sống là kỹ thuật đòi hỏi sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Do đó việc trao đổi, giải thích cho bệnh nhân là hết sức cần thiết.

Cần phải làm truyền đường tĩnh mạch một cách hệ thống trước khi tiến hành gây tê. Truyền dịch trước có 2 mục đích:

- Bù lại dịch mà bệnh nhân còn thiếu trước mổ do nhịn ăn, uống hoặc mất nước. - Chuẩn bị bù khối lượng tuần hoàn do giãn mạch sau khi gây tê.

Thông thường lượng dịch này từ 10 - 15ml/kg dung dịch tinh thể đẳng trương. 2. Chuẩn bị phương tiện và thuốc dùng

2.1. Các phương tiện hồi sức cấp cứu

Bóng ambu, mặt nạ thở oxy, đèn đặt nội khí quản, ống nội khí quản các số, canuyn Guedel, máy theo dõi, máy thở (nếu có điều kiện).

2.2. Chuẩn bị thuốc

- Các thuốc cấp cứu: Atropine, éphédrine, dimedron, adrenaline, dopamine... - Các thuốc gây mê: Thuốc mê, giãn cơ, giảm đau

- Các thuốc gây tê: Xylocaine 5%, péthidine, marcaine 0.5%, fentanyl... - Các dịch truyền: Dung dịch tinh thể, dung dịch keo.

2.3. Dụng cụ gây tê tuỷ sống

- Khay vô trùng gồm: Săng lỗ, bơm tiêm các cỡ, kẹp sát trùng, cồn iode 0.5% - 1%, cồn trắng hoặc betadin, povidine...

- Kim chọc tuỷ sống các số 25G, 27G, 29G. Kim càng nhỏ thì càng hạn chế được tổn thương tổ chức và mất dịch não tuỷ. Các kim từ 27G – 29G phải có kim dẫn đường.

3. Tư thế bệnh nhân

Thường có 2 tư thế:

- Tư thế ngồi (hình 6.4): Ðể bệnh nhân ngồi cong lưng, cằm tì vào đầu gối. Tư thế này có thể dễ xác định các khe đốt sống hơn nhưng thường gây tụt huyết áp hoặc cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, thường dành cho những người mập.

- Tư thế nằm nghiêng cong lưng (hình 6.5): Hai đầu gối áp sát vào bụng cằm tì vào ngực. Thường dành cho các bệnh nhân già yếu để tránh tụt huyết áp, ngất, xỉu, khó chịu....

Hình 9. 4. Tư thế ngồi Hình 9. 5. Tư thế nằm nghiêng

4. Cách xác định vị trí chọc

Thường chọc vào khe giữa 2 đốt sống do vậy vị trí chọc sẽ phụ thuộc vào phẫu thuật cao hay thấp. Thông thường chọc từ L2-3đến L4-5, đường nối hai gai chậu trước trên của xương chậu thường đi qua L4-5, sau đó dùng ngón tay chuyển dịch lên trên sẽ thấy khe L3-4 và L2-3. Ngược lại có thể xác định từ trên xuống bằng lấy mốc gốc sườn lưng kẻ xuống sẽ tương đương với L1-2 rồi xác định trở xuống.

5. Sát trùng

Dùng cồn sát trùng tại vùng chọc kim 2 đến 3 lần, sau đó lau khô và phủ khăn lỗ lên trên.

6. Chọc tuỷ sống

- Người chọc tủy sống: Đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng. Có hai đường chọc: Đường chọc giữa (hình 9.6) và đường chọc bên: Vị trí chọc cách đường giữa 1,5 - 2cm, hướng kim vào đường giữa, lên trên, ra trước. Gây tê tại chỗ vùng chọc bằng xylocaine 0,5 - 1%.

- Dùng kim 18G dẫn đường, chọc sâu từ 1 - 2cm.

Hình 9. 6. Đường chọc giữa

- Dùng kim tuỷ sống luồn qua kim dẫn đường 3 - 5cm (vát kim hướng lên trên khi bệnh nhân nằm, vát kim nằm nghiêng khi bệnh nhân ngồi) rút nòng kim nếu thấy dịch não tuỷ chảy ra tức là kim đã ở trong khoang dưới nhện (kim càng bé thì dịch não tuỷ chảy ra càng chậm). Liều thuốc tê bơm vào tuỷ sống tuỳ theo liều lượng cho từng bệnh nhân rồi rút kim băng kín lại. Tốc độ bơm thuốc 5-10 giây cho mỗi mililit dung dịch thuốc tê.

Ví dụ: bupivacain dùng liều 0,2mg/kg nói chung không quá 15mg. Muốn giảm liều lượng mà vẫn đủ để mổ thường nên thêm 10μg fentanyl vào dung dịch thuốc tê bupivacain. Ở bệnh nhân càng lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) lại càng phải giảm liều. - Khi dùng kim 25G chọc tuỷ sống thì không cần dùng kim dẫn đường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình gây mê hồi sức 1, bộ môn gây mê hồi sức đại học y Huế (Trang 68)