TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.2.1 Quan niệm về sự phát triển Dịch vụ ngân hàng điện tử
Có thể thấy, phát triển dịch vụ NHĐT hay TMĐT là một xu thế khách quan của quá trình “số hoá” toàn bộ hoạt động của con người, mặt khác là do nỗ lực chủ quan của nhiều nước trên thế giới đã tạo môi trường pháp lý, đường lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung và TMĐT nói riêng. Hiện nay TMĐT được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển, nhưng các nước đang phát triển đã bắt đầu tham gia. Kinh nghiệm các nước cho thấy để xây dựng một nền TMĐT thực sự hiệu quả tránh được rủi ro thì mỗi nước đều phải có chiến lược chung về TMĐT, phương án hành động cụ thể cho từng bước và thường trải qua ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn một: tạo ra mối liên kết giữa người cung và cầu, giữa người mua và bán ở giai đoạn này chưa đáp ứng được thông tin trực tuyến hai chiều giữa người mua và người bán.
- Giai đoạn hai: thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông người ta tạo ra các kênh thông tin hai chiều giữa người mua và người bán. Ở giai đoạn này vẫn chưa đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng thông qua các phương tiện điện tử.
- Giai đoạn ba: là giai đoạn đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải xây dựng các hệ thống TTĐT.
Nhìn chung, khoảng cách ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và Châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch TMĐT toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị TMĐT) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.