Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Trang 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Những tồn tại, hạn chế

3.5.2.1. Vai trò của công tác thẩm định dự án

Công tác thẩm định dự án vẫn còn những nhận thức chƣa đúng đắn và đầy đủ ở một bộ phận cán bộ thẩm định; vẫn xem thẩm định dự án là bƣớc thủ tục nhằm hợp pháp hoá dự án, phục vụ mục tiêu phê duyệt dự án để đƣợc cấp vốn hay tài trợ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng công trình và hiệu quả sử dụng vốn (đặc biệt là vốn NSNN). Từ nhận thức chƣa đầy đủ nên còn chƣa thống nhất thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thẩm định ở cả: nội dung, quy trình và phƣơng pháp thẩm định dự án.

3.5.2.2. Quy trình thẩm định dự án

Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ vẫn còn mang nặng tính chất đại khái, qua loa, còn mang nặng tính hình thức, chƣa sát thực với thực tế, vẫn còn mang tính chất khách quan, vẫn còn bị ảnh hƣởng từ tính chất khách quan đem lại do vậy quy trình công tác thẩm định dự án đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc mang tính đại khái, không đạt hiệu quả. ví dụ nhƣ: Khâu tiếp nhận bộ phận một cửa là không có mà chỉ có là trong quy trình, trên thực tế khi dự án chƣa đƣợc đƣợc hình thành thì đã có sự phân bổ mang tính chất xin cho. Các đơn vị đã đến gặp Lãnh đạo để xin chủ chƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực hiện dự án, đôi khi Phòng Tài chính kế hoạch cũng phải thẩm định mang tính chất hình thức,Phòng Quản lý đô thị độn thiết kế,Phòng Tài chính kế hoạch độn kinh phí để thẩm định. Do vậy quy trình thẩm định chỉ mang tính chất hình thức gây thất thoát lãng phí tiền của của nhà nƣớc.

3.5.2.3. Tổ chức thẩm định chưa hợp lý và hiệu quả

Tính phân cấp và phối hợp thẩm định chƣa đảm bảo: chƣa mạnh dạn phân cấp đầu tƣ, phân cấp thẩm định, dẫn đến:

Một là, hiện tƣợng quá tải công việc (nhiều khi không cần thiết đối với

một số dự án) từ sự tập trung chức năng, quyền hạn đối với một đơn vị, ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định do chƣa có điều kiện xem xét kỹ hoặc còn chủ quan, duy ý chí.

Hai là, chƣa khai thác đƣợc sự chủ động, sáng tạo hay ràng buộc quyền hạn,

trách nhiệm của cấp dƣới (cấp cơ sở) trong phát huy thực sự hiệu lực quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng công trình.

Công tác kiểm soát chất lƣợng thẩm định còn thiếu và yếu: chƣa có bộ phận riêng thực hiện chức năng theo dõi, kiểm định chất lƣợng của chính công tác thẩm định dự án. Cho nên không chỉ về mặt quy trình chƣa hoàn toàn chặt chẽ mà kéo theo cả kết quả thẩm định một số còn chƣa thật đáng tin cậy. Bên cạnh đó, còn chƣa có Chế tài cần thiết đối với trách nhiệm của cán bộ thẩm định (cũng nhƣ của ngƣời quyết định đầu tƣ) nên còn chƣa khắc phục đƣợc những hạn chế này.

3.5.2.4. Nội dung thẩm định dự án còn nhiều bất cập

Những bất cập trong nội dung thẩm định dự án hiện nay ở thành phố Vĩnh Yên phần lớn xuất phát từ 4 nguyên nhân:

Một là, những quy định, hƣớng dẫn thực hiện còn chung chung, một số chƣa

phù hợp, một số quy định còn chồng chéo chƣa phù hợp chƣa có những yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn đánh giá và lựa chọn dự án.

Hai là, các nội dung thẩm định còn chƣa kỹ, còn mang tính thủ tục, nhiều khi

còn mang tính hình thức, chủ yếu là chấp nhận phƣơng án đã đƣợc đƣa ra từ bộ phận tƣ vấn thiết kế, lập dự án, trong khi chính công tác này cũng còn nhiều yếu kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là, chủ chƣơng đầu tƣ đảm bảo tiến độ dự án: Chủ chƣơng phát triển dự

án đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn còn có những mâu thuẫn giữa chủ chƣơng đầu tƣ và tiến độ xây dựng dự án, khả năng đáp ứng tiến độ dự án của vốn ngân sách nhà nƣớc còn nhiều hạn chế.

Bốn là, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do

công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đền bù tái định cƣ còn nhiều bất cập gặp nhiều khó khăn, do mức giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân còn quá thấp, không sát với giá thực tế thị trƣờng, không thoả đáng do vậy các hộ dân không chịu phối hợp, cộng tác để nhận tiền đền bù do vậy dẫn đến nhiều trƣờng hợp phải tổ chức cƣỡng chế để trả lại mặt bằng để thi công dự án. Mà tổ chức cƣỡng chế thì phát sinh rất nhiều chi phí do vậy công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.

3.5.2.5. Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống.

Phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong công tác thẩm định hiện nay nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc những đòi hỏi ngày càng cao và phức tạp của công trình xây dựng giao thông và nhiều biến động, rủi ro của hoạt động đầu tƣ trong bối cảnh chung của nền kinh tế. Hạn chế trong áp dụng các phƣơng pháp hiện đại xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản là:

Thứ nhất, việc đầu tƣ các phƣơng tiện thẩm định chƣa thực sự đảm bảo;

Thứ hai, năng lực của chính đội ngũ cán bộ thẩm định còn chƣa đồng đều,

chƣa phù hợp, trình độ năng lực kém, đôi khi còn bị mua chuộc dẫn đến tính chất công việc không đƣợc minh bạch và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)